10/01/2023 20:03 GMT+7

Nga phát triển vũ khí hạt nhân dù thâm hụt ngân sách

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định vũ khí hạt nhân là sự đảm bảo chủ yếu cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Năm 2022, Nga ghi nhận thâm hụt ngân sách 2,3% GDP.

Nga phát triển vũ khí hạt nhân dù thâm hụt ngân sách - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu - Ảnh: REUTERS

Với tình hình căng thẳng quân sự và địa chính trị hiện nay, Nga đặt mục tiêu tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân bao gồm tên lửa đạn đạo, tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược.

Nga ưu tiên hạt nhân và không quân

"Chúng ta sẽ tiếp tục phát triển bộ ba hạt nhân và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, bởi lá chắn hạt nhân vẫn là sự đảm bảo chủ yếu cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta", hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Shoigu nói tại cuộc họp đường dài của Bộ Quốc phòng hôm 10-1.

Tại cuộc họp lãnh đạo thường niên có sự tham dự của Tổng thống Vladimir Putin cuối tháng 12 vừa qua, Bộ trưởng Shoigu khẳng định tỉ lệ thiết bị tiên tiến cung cấp cho các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga đã chạm mốc 91,3%.

Ông Shoigu cho biết bộ ba hạt nhân đang được duy trì ở mức độ có thể bảo đảm răn đe chiến lược.

Cũng trong phát biểu ngày 10-1, ông Shoigu tuyên bố mục tiêu xây dựng kho vũ khí có chiều sâu, tăng cường công nghệ không quân nhằm đối phó với các hệ thống phòng không, cũng như cải thiện sản xuất máy bay không người lái.

Ông cũng nói với các tướng lĩnh hàng đầu của Nga về việc phải xem xét kinh nghiệm chiến đấu ở Syria và Ukraine khi đổi mới quân đội. Nga từng thực hiện các cuộc không kích ở Syria để chống lại các lực lượng khủng bố, bao gồm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

"Chúng ta cần liên tục phân tích và hệ thống hóa những kinh nghiệm từ hành động của các nhóm tác chiến tại Ukraine và Syria, và trên cơ sở đó xây dựng các chương trình đào tạo nhân sự cũng như kế hoạch cung cấp thiết bị quân sự", ông Shoigu nói.

Nga thâm hụt 2,3% GDP trong năm 2022

Kể từ khi khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, kinh tế Nga đối diện nhiều thử thách.

Bên cạnh chi tiêu quốc phòng, Nga cũng gặp áp lực từ các quyết định trừng phạt và tác động lên giá năng lượng - một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước này.

Hôm 10-1, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Nga ghi nhận mức thâm hụt ngân sách 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2023.

Theo Reuters, mức thâm hụt này "phản ánh gánh nặng của cuộc chiến ở Ukraine lên ngân sách quốc gia".

Trước khi Nga khởi động chiến dịch ở Ukraine (ngày 24-2-2022), nước này có mức thặng dư ngân sách 1% GDP (năm 2022).

Hồi tháng 9, Tổng thống Putin dự báo sẽ có thặng dư ngân sách khoảng nửa ngàn tỉ rúp Nga. Tuy nhiên theo ông Siluanov, hiện nay thâm hụt đang vào khoảng 3,3 ngàn tỉ rúp (47,45 tỉ USD).

Hồi tháng trước, Bộ trưởng Siluanov cũng nhận định một mức giá trần dầu mỏ của phương Tây sẽ tạo áp lực thâm hụt ngân sách Nga trong năm 2023.

Các nhà máy quốc phòng Nga chạy Các nhà máy quốc phòng Nga chạy 'hết công suất'

Người đứng đầu Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nga Rostec, ông Sergei Chemezov, hôm 2-1 cho biết các nhà máy quốc phòng của Nga đang hoạt động hết công suất.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp