22/05/2024 16:11 GMT+7

Nga nói EU 'tự bắn vào chân mình' khi hạn chế nhập khí đốt LNG

Nga cho rằng việc EU tung đòn trừng phạt bằng cách hạn chế nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Matxcơva chỉ là tự bắn vào chân mình.

Một nhà máy LNG của Nga ở cảng Sabetta, cách thủ đô Matxcơva 2.500km - Ảnh: AFP

Một nhà máy LNG của Nga ở cảng Sabetta, cách thủ đô Matxcơva 2.500km - Ảnh: AFP

Ngày 22-5, ông Artyom Studennikov, vụ trưởng Vụ Châu Âu của Bộ Ngoại giao Nga, mỉa mai về nỗ lực của các nước Liên minh châu Âu (EU) nhằm trừng phạt xuất khẩu khí đốt LNG của Matxcơva.

"Chúng tôi sẽ không thiếu khách hàng. Điều thú vị về thị trường LNG là tính chất toàn cầu của nó. Khí hóa lỏng có thể đi khắp thế giới. Nhu cầu đang tăng trưởng đều đặn và những chân trời rộng lớn đang mở ra", ông Studennikov nói với Hãng tin Sputnik, cho rằng bất cứ nỗ lực nào của phương Tây cũng sẽ thất bại.

RIA dẫn lời ông Studennikov nói rằng kế hoạch của EU nhằm hạn chế nhập khẩu LNG của Nga là đang "tự bắn vào chân mình".

Ông Studennikov nhắc lại việc EU trước đây đã áp đặt các hạn chế đối với việc nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga.

"EU rơi vào khủng hoảng năng lượng, giá năng lượng phá kỷ lục trong nhiều tháng. Trong hai năm qua, các nước EU đã cố gắng ổn định thị trường năng lượng của họ. Nhưng với cái giá phải trả là gì? Họ trở nên phụ thuộc nhiều vào LNG của Mỹ, trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của Washington", nhà ngoại giao này nói.

EU đang đẩy nhanh việc thông qua gói trừng phạt mới, trước khi Hungary đảm nhận ghế chủ tịch luân phiên.

Trước đó, ngày 21-5, Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao EU cho biết các nước trong khối sẽ đưa ra loạt biện pháp trừng phạt tiếp theo chống lại Nga trong vài tuần tới, bao gồm cả việc lần đầu tiên hạn chế xuất khẩu LNG của Nga.

Theo đó, các quốc gia bao gồm Bỉ, Đức và Pháp đã yêu cầu Ủy ban châu Âu đánh giá xem liệu lệnh cấm trung chuyển LNG tại các cảng châu Âu có ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga nhiều hơn EU hay không.

Các nhà ngoại giao cho biết họ đang chạy đua để thông qua gói trừng phạt thứ 14, trước khi Hungary đảm nhận chức chủ tịch EU vào tháng 7-2024.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người vẫn giữ quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trước đây đã cố gắng ngăn chặn viện trợ cho Ukraine và các hạn chế đối với Matxcơva.

Ngoài ra, ông Studennikov cho rằng chính sách "xanh" của Liên minh châu Âu khó có thể thành công nếu Brussels quyết định cấm nhập khẩu các sản phẩm uranium của Nga.

Vào tháng 4-2024, Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne Van der Straeten cho biết Brussels có ý định phản đối việc ký kết các hợp đồng mới nguồn uranium từ Nga cho các nhà máy điện hạt nhân.

"Nếu không có các sản phẩm uranium của chúng tôi, sự tăng trưởng xanh được EU ưa chuộng khó có cơ hội thành công", ông Studennikov nói.

Nga không chỉ đáp trả chính trị nếu Pháp đưa quân sang Ukraine

Ông Studennikov cũng cho biết quan hệ Nga - Pháp rơi vào khủng hoảng sâu sắc, thậm chí có thể so sánh với thời kỳ chiến tranh lạnh. Thời gian qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron liên tục tuyên bố để ngỏ khả năng đưa quân đến Ukraine nếu Nga đạt được bước tiến đột phá trên chiến trường.

"Bạn đang hỏi về phản ứng ngoại giao có thể có của chúng tôi, nhưng rõ ràng là trong trường hợp xảy ra kịch bản như vậy, các biện pháp trả đũa sẽ vượt xa lĩnh vực chính trị. Chúng tôi đã cảnh báo phía Pháp về điều này hơn một lần", nhà ngoại giao Nga nói.

Na Uy thay Nga làm nguồn cung khí đốt lớn nhất châu ÂuNa Uy thay Nga làm nguồn cung khí đốt lớn nhất châu Âu

Na Uy đang cung cấp 1/3 lượng khí đốt sử dụng ở châu Âu. Doanh thu từ công nghiệp năng lượng của nước này trong năm 2022 đã tăng hơn 100 tỉ USD.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp