16/10/2015 08:28 GMT+7

Tại sao Nga - Mỹ phải thỏa thuận an toàn bay?

THU ANH
THU ANH

TT -  Mỹ và Nga sẽ sớm ký một thỏa thuận thiết lập các phương thức an toàn bay ở Syria, trong khi Damascus và Matxcơva bắt đầu chiến dịch quân sự ở tỉnh miền trung Homs.

Máy bay Nga trong một lần xuất kích trên bầu trời Syria   - Ảnh: AFP
Máy bay Nga trong một lần xuất kích trên bầu trời Syria - Ảnh: AFP

AFP dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói hai nước đã gần hoàn thành biên bản ghi nhớ, để từ đó thiết lập các thủ tục tăng cường an toàn bay. “Nó có thể được ký và thực hiện trong vài ngày tới” - quan chức này nói.

Tin tức này được tiết lộ không lâu sau khi Nga và Mỹ tổ chức cuộc họp qua truyền hình lần thứ 3 để quyết định các nguyên tắc giúp phi công hai nước không vô tình đối đầu nhau.

Các nguyên tắc khác được thảo luận bao gồm cả ngôn ngữ mà phi công hai nước sử dụng, lựa chọn tần số radio và độ cao các máy bay.

Trong chuyến thăm Kazakhstan hôm 15-10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích Mỹ vì có một “quan điểm không mang tính xây dựng” về vấn đề Syria, sau khi điện Kremlin nói Mỹ từ chối tiếp một đoàn đại biểu cấp cao từ Matxcơva.

“Tôi tin rằng đây là một quan điểm không mang tính xây dựng. Có vẻ như họ không có gì để nói” - ông Putin phát biểu.

Nước Mỹ đang ở trong trạng thái làm vừa đủ để không đánh mất các nỗ lực. Nước Nga sẽ đưa chúng ta ra khỏi giấc ngủ triền miên đó, nơi chúng ta nghĩ vấn đề lớn nhất ở Syria là IS

Ông PATRICK SKINNER (giám đốc dự án đặc biệt tại Công ty tư vấn tình báo Soufan)

Mạnh ai nấy đánh

Trong khi đó, quân đội Chính phủ Syria và các đồng minh, với sự yểm trợ của máy bay Nga, đã mở cuộc tấn công vào các thị trấn do lực lượng nổi dậy nắm giữ ở phía bắc thành phố Homs hôm qua.

Reuters dẫn nguồn Tổ chức theo dõi nhân quyền Syria nói các cuộc không kích của Nga đã đánh trúng nhiều mục tiêu quanh thị trấn Talbiseh và các làng Teir Malla, Dar Kabira và Khalidiya. Tổ chức này cũng cho hay cả quân đội Chính phủ Syria và chiến binh Hezbollah cũng tham gia cuộc tấn công.

Như vậy bất chấp những tranh cãi về quan niệm “khủng bố là ai ở Syria?”, các bên vẫn tiến hành theo cách của mình.

Lầu Năm Góc khẳng định chiến dịch không kích của Nga nhằm ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sẽ không làm ảnh hưởng đến chiến dịch quân sự của liên quân do Mỹ đứng đầu, vốn chỉ nhằm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng sự thật cay đắng vẫn tồn tại. Sự hiện diện của Nga đã buộc quân đội Mỹ và liên quân phải đột ngột thích nghi với một môi trường chiến đấu phức tạp hơn nhiều và thậm chí phải xem xét lại phạm vi chiến dịch của mình.

Ông Patrick Skinner, giám đốc dự án đặc biệt tại Công ty tư vấn tình báo Soufan, nói sự hiện diện của Nga làm thay đổi cuộc chơi.

Trong khi Matxcơva nói chiến dịch không kích nhằm vào lực lượng IS thì Washington và các đồng minh vẫn cáo buộc Nga nhằm vào (nhiều hơn) quân nổi dậy chống đối chính quyền Assad. “Đây là cuộc nội chiến giữa lực lượng ủng hộ và chống đối ông Assad. Không có nhiều đất để tập trung cho việc chống IS” - ông Skinner nhận định.

Sự miễn cưỡng của Mỹ

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain (Đảng Cộng hòa), người lâu nay vẫn chỉ trích cách ông Obama xử lý vấn đề Syria, tuần rồi đã kêu gọi Mỹ tăng cường tham gia vấn đề Syria, thiết lập vùng an toàn cho người dân và lực lượng nổi dậy hay thậm chí xem xét việc điều quân. Bà Hillary Clinton - ứng viên tranh đua vị trí ứng cử tổng thống bên Đảng Dân chủ - cũng lặp lại lời kêu gọi thiết lập vùng cấm bay hồi đầu tuần.

Câu trả lời của Tổng thống Obama đến giờ vẫn chưa có gì rõ ràng ngoài quyết định không kích và gửi khí tài cho lực lượng “đối lập ôn hòa”. Ông Joshua Landis - giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Đông thuộc Trường đại học Oklahoma (Mỹ) - giải thích rằng một phần nguyên nhân Washington tỏ ra miễn cưỡng về vấn đề Syria là Mỹ không có một sự thay thế đáng tin cậy nào đối với chính quyền Assad. “Rắc rối ở chỗ Mỹ không có một đối tác” - ông Landis bình luận.

Đến nay, chính quyền Obama chưa tỏ tín hiệu gì sẽ thay đổi chính sách. Theo AFP, ông Obama khẳng định sẽ không để Syria trở thành một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” với Nga, nhưng một số nhà quan sát cho rằng tình hình đã quá muộn.

Nga chìa tay ra với Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Phát biểu tại một hội thảo về quan hệ đối tác Nga - Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Matxcơva hôm qua, ông Lavrov tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác chặt chẽ và can dự thường xuyên với chính quyền Ankara trong cuộc chiến chống khủng bố.

Trước đó ngày 14-10, Ngoại trưởng Lavrov cũng tuyên bố với sự đồng thuận của chính quyền Baghdad, Matxcơva sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự và kỹ thuật cần thiết để Chính phủ Iraq và người Kurd đủ khả năng đương đầu với lực lượng IS.

THU ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp