10/01/2025 11:10 GMT+7

Nga lo ngại viễn cảnh Greenland sáp nhập vào Mỹ

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (Hạ viện Nga) lo ngại nếu Greenland được sáp nhập vào Mỹ sẽ gây ra "mối đe dọa quân sự" cho Nga.

Nga lo ngại viễn cảnh Greenland sáp nhập vào Mỹ, vì sao? - Ảnh 1.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (Hạ viện Nga) Andrei Kartapolov - Ảnh: SPUTNIK

Ngày 9-1, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (Hạ viện Nga) Andrei Kartapolov cảnh báo Mỹ có thể sử dụng đảo Greenland để phát động một cuộc tấn công vào Nga trong tương lai, sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tìm cách sáp nhập vùng lãnh thổ tự trị này của Đan Mạch vào Mỹ.

Khi được Hãng tin RIA Novosti hỏi liệu viễn cảnh Mỹ sáp nhập đảo Greenland có gây ra "mối đe dọa quân sự" đối với Nga hay không, ông Kartapolov đáp: "Rõ ràng là vậy".

Chỉ dẫn Greenland chiếm diện tích rất lớn ở khu vực Bắc Cực và có đường đi thẳng tới Bắc Cực, nghị sĩ Nga cho rằng hòn đảo này có thể đóng vai trò là "bàn đạp tốt cho Mỹ trong một cuộc đụng độ xuyên lục địa giả định trong tương lai".

Tại cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga "quan tâm đến việc duy trì bầu không khí hòa bình và ổn định" ở Bắc Cực.

"Bắc Cực là khu vực có lợi ích quốc gia và chiến lược của chúng tôi. Chúng tôi đang và sẽ tiếp tục hiện diện tại Bắc Cực" - ông Peskov lưu ý.

Nga lo ngại viễn cảnh Greenland sáp nhập vào Mỹ, vì sao? - Ảnh 2.

Vị trí chiến lược của Greenland - Nguồn: REUTERS - Đồ họa: TUẤN ANH

Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, giàu dầu mỏ và khoáng sản. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Donald Trump từng đề xuất vào năm 2019 rằng Mỹ nên mua Greenland - nơi đặt căn cứ không gian Pituffik có tầm quan trọng chiến lược quốc gia.

Ngay trước Giáng sinh vừa qua, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết "vì mục đích an ninh quốc gia và tự do trên toàn thế giới, Mỹ cảm thấy rằng việc sở hữu và kiểm soát Greenland là điều hoàn toàn cần thiết".

Trong tuyên bố ngày 7-1, ông Trump tiếp tục nói rằng Greenland đóng vai trò sống còn với an ninh Mỹ, đồng thời cảnh báo sẽ áp thuế lên Đan Mạch nếu đề xuất mua hòn đảo này tiếp tục bị từ chối.

Tuy nhiên, chính quyền Greenland và các quan chức Đan Mạch khẳng định vùng đất rộng lớn này - vốn là một phần của Đan Mạch trong hơn 600 năm - không phải để bán.

Tuần này, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen khẳng định: "Greenland không phải để bán và cũng sẽ như vậy trong tương lai".

Nga lo ngại viễn cảnh Greenland sáp nhập vào Mỹ, vì sao? - Ảnh 2.Vì sao ông Trump quyết có bằng được Greenland?

Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, đang là tâm điểm trong chiến lược địa chính trị của ông Trump không chỉ vì vị trí đặc biệt mà còn vì nguồn tài nguyên hiếm có.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp