Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS
Câu chuyện về miền đông Ukraine là xung đột giữa Chính phủ Ukraine và quân nổi dậy được biết có khuynh hướng ủng hộ Nga tại hai thành phố Donetsk và Luhansk.
Phương Tây tố cáo Nga đứng sau giật dây và hỗ trợ cho quân nổi dậy, trong khi Matxcơva bác bỏ điều này. Ông Peskov cho rằng Mỹ có thể đóng góp bằng cách tận dụng "tầm ảnh hưởng lên Ukraine".
Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định Nga không ủng hộ ý tưởng để Mỹ đóng vai trò nào trong các cuộc đàm phán của "Bộ tứ Normandy".
Đây là cụm từ được dùng để chỉ bốn nước gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức. Các cuộc đàm phán của bộ tứ này xoay quanh vấn đề giải quyết xung đột và chiến tranh ở miền đông Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2019 - Ảnh: REUTERS
Tuyên bố của ông Peskov về vai trò của Mỹ đối với riêng Ukraine được đưa ra giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump đối diện nguy cơ bị luận tội vì một cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Phe phản đối ông Trump cho rằng có khả năng Tổng thống Mỹ đã "nhờ" Ukraine điều tra cha con ông Joe Biden - ứng viên tranh cử tổng thống 2020 bên Đảng Dân chủ. Việc này nếu có, sẽ bị hiểu là hành vi lôi kéo nước ngoài vào tiêu diệt đối thủ chính trị.
Trong động thái liên quan, trước đó, cũng trong ngày 8-10, Ukraine đã ký thỏa thuận quan trọng được cho có khả năng mở ra con đường hòa bình cho miền đông nước này.
Chính quyền Kiev cho phép bầu cử địa phương diễn ra ở các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát.
Để chuẩn bị cho bầu cử, chính quyền Kiev và các lãnh đạo nổi dậy tuyên bố sẽ rút quân đội khỏi hai khu vực tại Donetsk và Luhansk trong tuần sau.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận