25/10/2022 23:01 GMT+7

Nga đưa cáo buộc 'bom bẩn' ra Liên Hiệp Quốc

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) thảo luận kín ngày 25-10 về cáo buộc của Nga rằng Ukraine tính sử dụng "bom bẩn" và đổ thừa cho Matxcơva. Kiev nói các thanh tra LHQ sẽ có mặt để điều tra cáo buộc này.

Nga đưa cáo buộc bom bẩn ra Liên Hiệp Quốc - Ảnh 1.

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters cho biết Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia đã gửi thư đến Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres về cáo buộc "bom bẩn". Theo các nhà ngoại giao, Nga sẽ đưa vấn đề này ra tại cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an vào ngày 25-10, giờ Mỹ.

"Chúng tôi sẽ coi việc Kiev sử dụng bom bẩn là hành động khủng bố hạt nhân", ông Nebenzia viết trong bức thư mà Reuters được xem qua.

Cáo buộc được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đưa ra hôm 23-10, rằng Kiev tính sử dụng bom có chứa chất phóng xạ hoặc các chất hóa học, sinh học nguy hiểm.

Ngày 25-10, Điện Kremlin nhắc lại cáo buộc và cho rằng thái độ của phương Tây trước cảnh báo của Nga là "không thể chấp nhận được".

Trước đó, Mỹ và phương Tây đã bác bỏ các cáo buộc này. "Thế giới sẽ thấy rõ bất cứ nỗ lực nào nhằm sử dụng cáo buộc này như một cái cớ để leo thang", Mỹ, Pháp và Anh cho biết trong tuyên bố chung ngày 23-10.

Hãng tin Tass dẫn lời ông Renat Karchaa - cố vấn cho tổng giám đốc Cơ quan điều hành năng lượng hạt nhân của Nga Rosenergoatom - cho rằng Kiev có đủ khả năng về công nghệ và khoa học để chế tạo "bom bẩn" bởi nó không phải loại bom phức tạp đòi hỏi công nghệ đặc biệt.

Phía Ukraine ngày 25-10 khẳng định không có kế hoạch phát triển loại bom này và cáo buộc đây là kế hoạch "cờ giả" của Matxcơva. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng các giám sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đến kiểm tra hai địa điểm là Viện Nghiên cứu hạt nhân thuộc Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraine tại Kiev và Nhà máy khai thác và chế biến quốc gia thuộc vùng Dnepropetrovsk.

"Bom bẩn" không gây ra nổ hạt nhân và do đó không hủy diệt trên diện rộng giống như vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, mục đích chính của chúng là gây ô nhiễm xạ trên các khu vực trải rộng hàng chục, thậm chí hàng trăm km, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân xung quanh hoặc quân đội, theo Hãng tin Sputnik.

Cuộc chiến Ukraine và nguy cơ hạt nhân Cuộc chiến Ukraine và nguy cơ hạt nhân

TTO - Ông Joe Biden đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ những năm 1980 phải thực sự suy tính về nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân, sau khi chiến sự tại Ukraine leo thang lên những nấc chưa từng thấy.

TRẦN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp