Bà cho rằng những chính sách này đang dẫn đến việc phương Tây can dự ngày càng sâu hơn vào đối đầu quân sự, theo Hãng tin Tass.
"Mối nguy hiểm lớn nhất là với các chính sách hung hăng nhằm gây thất bại chiến lược cho Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine, nước Mỹ và khối NATO tiếp tục làm gia tăng các rủi ro và ngày càng bị cuốn sâu hơn vào đối đầu quân sự” - bà Zakharova nói.
Bà nói: "Rõ ràng chính sách như vậy - chính sách mà chúng tôi coi là liều lĩnh - có thể sẽ dẫn tới một cuộc xung đột vũ trang trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân".
Bà Zakharova nói rằng Nga hoàn toàn nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình và "đang gửi đi những tín hiệu cảnh tỉnh một cách có hệ thống tới các nước phương Tây".
"Tuy nhiên, vấn đề là phương Tây chỉ đơn giản đang bị ám ảnh bởi cơn cuồng loạn chống Nga và cuộc chiến tranh hỗn hợp tổng lực chống lại Nga. Họ không cho thấy sự sẵn sàng nhận thức đầy đủ lập trường của chúng tôi" - bà Zakharova nói.
Bà cho rằng "toàn bộ trách nhiệm về việc khiến tình hình ngày càng xấu đi sẽ thuộc về các nước phương Tây". Bà tuyên bố Nga quyết tâm bảo vệ các lợi ích an ninh của mình.
Trước đó, hôm 19-6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng nguy cơ Tổng thống Nga Vladimir Putin dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật là "có thật".
Phát biểu của ông Biden được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Putin xác nhận Nga đã triển khai các vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên tới Belarus. Ông Biden nói động thái này của Nga là "hoàn toàn vô trách nhiệm".
Kho vũ khí hạt nhân Nga có gì?
Theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), hiện nay Nga có tổng cộng 5.977 đầu đạn hạt nhân, nhiều nhất trên thế giới. Trong số này có khoảng 1.500 đầu đạn không còn biên chế sử dụng.
Trong khi đó Mỹ có 5.428 đầu đạn hạt nhân, Pháp có 290 và Anh có 225. FAS cho biết khoảng 90% tổng số đầu đạn hạt nhân trên thế giới do Nga và Mỹ sở hữu.
Nga đã đầu tư vào nhiều vũ khí khác nhau để sử dụng những đầu đạn này. Trong đó có tên lửa đạn đạo phóng từ trên mặt đất có thể tiếp cận lãnh thổ Mỹ, tên lửa phóng từ tàu ngầm, tên lửa triển khai từ máy bay...
Theo báo Washington Post, kể từ năm 2000, học thuyết quân sự được chia sẻ công khai của Nga đã cho phép nước này sử dụng vũ khí hạt nhân "để đối phó với hành động xâm lược quy mô lớn có sử dụng các vũ khí thông thường, cụ thể trong những tình huống quan trọng với an ninh quốc gia của Liên bang Nga".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận