07/12/2016 08:48 GMT+7

Nếu ta lười biếng, ta có thiên hướng sống ảo

H.HG.
H.HG.

TTO - Một buổi sáng thứ hai. Sau nghi lễ chào cờ đầu tuần, sân Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM không xôn xao, ồn ào như mọi khi. Các học sinh ngồi lặng yên nghe chuyên đề về “Sống thật” do thầy hiệu trưởng trực tiếp trình bày.

*** Error ***
Thầy Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10), trao đổi với học sinh - Ảnh: H.HG.

“Thầy thấy nhiều em dành thời gian lên mạng, lên Facebook nhiều quá. Mạng xã hội có nhiều điều hay nhưng chỉ hay khi ta tận dụng được lợi thế của nó. Còn không, đó sẽ là con dao hai lưỡi.

Khi ta dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội thì thời gian để học hành, giao tiếp với người thân, bạn bè ngoài đời thực sẽ giảm đi. Thầy biết có nhiều gia đình được xem là hạnh phúc nhưng sau một ngày làm việc, học hành thì khi về nhà vào buổi tối là cảnh bố cầm điện thoại lướt web; mẹ cũng cầm điện thoại lướt Facebook hoặc xem phim Hàn Quốc, con cái - đứa thì chơi game, đứa học bài, không ai nói chuyện với ai và cũng không ai muốn chia sẻ chuyện gì với người thân của mình”.

Rồi thầy nói: “Sự lan truyền của mạng xã hội quá nhanh, nhanh với tốc độ chóng mặt khiến cuộc sống chúng ta trở lên vội vã, gấp gáp. Có nhà nghiên cứu đã nói: khi con người càng làm bạn với mạng xã hội nhiều hơn thì càng cô đơn và vô cảm hơn”.

Chuyên đề xoay quanh vấn đề sống thật và sống ảo dài gần một tiếng nhưng hơn 1.000 học sinh khối 10, 11, 12 vẫn ngồi im phăng phắc lắng nghe.

Ngay chính nhiều thầy cô giáo bộ môn cũng ngạc nhiên: “Ngày thường các em đâu có thể ngồi yên lâu dữ vậy, chắc thầy hiệu trưởng nói trúng vấn đề các em quan tâm”.

Mà thế thật, nhóm học sinh Minh Nguyệt, Thanh Phương, Tâm Như, lớp 11B4, lần lượt nhận xét: “Tụi mình nghe từ đầu đến cuối vì thầy hiệu trưởng nói đúng quá. Chuyện ở ngay trước mắt nhưng nếu thầy không nói ra mình cũng không thể phân biệt đúng - sai khi tham gia mạng xã hội”.

Rồi nhiều bạn khác nói: “Sau buổi nói chuyện này, mình sẽ tỉnh táo hơn khi sử dụng Facebook, bớt sống ảo”, “Mình sẽ sử dụng mạng xã hội có mục đích, xem đó là phương tiện để trao đổi, học hành chứ không phải câu like”.

Như Thiên, học sinh lớp 11B1, thì rút ra bài học: “Mình sẽ dành thời gian để giao tiếp với những người thân trong gia đình nhiều hơn. Bạn bè cũng vậy nhưng mình sẽ chọn bạn để tâm sự chứ không phải ai cũng có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn được”.

Sau khi chuyên đề kết thúc, một học sinh khối 12 đúc kết: “Thầy bảo rằng tụi mình hạnh phúc hơn rất nhiều người khác khi không phải trải qua chiến tranh, tụi mình có cơm ăn, áo mặc, cuộc sống bình yên.

Tuổi của tụi mình là tuổi học hành, tích lũy kiến thức. Nếu ta lười biếng, ta có thiên hướng sống ảo, học giả dối, vay mượn kiến thức của người khác thì hạnh phúc không thể trọn vẹn”.

Thầy Phú nói: “Nhà trường chúng tôi đang thực hiện đổi mới tiết chào cờ đầu tuần, không thống kê, tổng kết tình hình học tập, kỷ luật của các lớp nữa. Thay vào đó là những câu chuyện kể, những chuyên đề nhằm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh".

H.HG.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp