Bùn đỏ từ khai thác bauxite có lợi chứ không có hại nếu như sử dụng các công nghệ tách xút và dịch ở bùn đỏ. Bùn đỏ là chất thải công nghiệp độc hại là do xút trong bùn đỏ quá lớn, nó lại là chất lỏng. Thế nhưng, khi phân tích các chất trong bùn đỏ thì thấy được bùn đỏ có một lượng lớn oxit sắt lớn lên tới 40%. Nếu chúng ta biết cách khai thác, thì chúng ta sẽ có một mỏ sắt khá lớn. Với lượng sắt như vậy, chúng ta có thể luyện ra thép, nhưng giá thành hơi cao. Vì vậy, chúng tôi đã luyện oxit sắt để ra sắt bọt, sắt bọt cũng chính là nguyên liệu để sản xuất thép. Nếu chúng ta tách xút ở bùn đỏ ra một cách hoàn toàn thì đảm bảo bùn đỏ gần như là không còn độc hại.
Trong bùn đỏ ngoài ô xít sắt để tạo ra sắt bọt, ly tâm xút để làm giàu quặng alumin, người ta còn sản xuất ra gạch không nung, gạch block dùng để lát nền cho các công trình. Bên cạnh đấy, người ta có thể dùng bùn đỏ khi sử dụng công nghệ geopolitime để sản xuất ra các vật liệu phục vụ đời sống con người. Như vậy, gần như hoàn toàn chúng ta sử dụng hết những tác dụng của bùn đỏ để làm giàu cho chính chúng ta thông qua các công nghệ mới. TS. Nguyễn Văn Lạng khẳng định, khi công nghệ mới này được thương mại hóa thì bùn đỏ không ảnh hưởng gì đến môi trường cũng như đất đai, nó không còn là nguy cơ của con người nữa. Khi đó, bùn đỏ sẽ được sử dụng hết tác dụng của nó, sẽ có lợi cho con người. Chính phủ đã cho phép nhóm nghiên cứu cùng với công ty thép tham gia nghiên cứu công nghệ và xây dựng nhà máy để sử dụng bùn đỏ. Bùn đỏ trở thành nguyên liệu cho các tổ hợp sản xuất tiếp theo và hàng triệu lít xút được lấy ra từ bùn đỏ bằng ly tâm sẽ trở thành nguyên liệu phục vụ cho con người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận