04/04/2025 11:32 GMT+7

Nên thưởng người báo tin xả rác như báo tin xuyệt điện tận diệt thủy sản?

Cơ quan chức năng có nên xem xét khen thưởng người báo tin xả rác như việc thưởng người báo tin dùng xuyệt điện tận diệt thủy sản ở Cà Mau, được không?

thủy sản - Ảnh 1.

Một người xuyệt điện dưới sông bị lực lượng chức năng Cà Mau phát hiện xử lý - Ảnh: THANH HUYỀN

Việc lực lượng chức năng quận 3, TP.HCM phát hiện và xử lý thanh niên dùng nỏ bắn cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hôm 28-3 không phải là cá biệt. 

Tình trạng đánh bắt thủy sản trái phép trên các tuyến kênh, rạch đang diễn ra phổ biến, với các công cụ như kích điện, ná bắn cá...

Xử phạt nghiêm tận diệt thủy sản, không thể biện minh vì mưu sinh

Chính quyền địa phương đã tăng cường tuần tra, xử phạt nghiêm nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong đợi. 

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từng là điểm đen ô nhiễm của TP.HCM và sau nỗ lực cải tạo của thành phố, dòng kênh đã trở nên xanh sạch, là không gian sinh hoạt cộng đồng và nơi cư trú của nhiều loài thủy sinh.

Tuy nhiên, cùng với sự hồi sinh của dòng nước là sự gia tăng của các hoạt động săn bắt cá trái phép. Người dân quanh khu vực không khó để bắt gặp cá nhân, nhóm người hằng ngày câu hay dùng ná để bắn cá, hủy hoại hệ sinh thái.

Chính quyền các quận có liên quan đến tuyến kênh đã triển khai nhiều biện pháp quản lý, bao gồm việc tuần tra thường xuyên, xử phạt và tuyên truyền. Thực tế chứng minh việc xử lý mạnh tay, phạt nặng phần nào răn đe, ngăn chặn vấn nạn này. 

Nhưng xét mức độ triệt để thì chưa. Một phần vì lực lượng chức năng không thể có mặt "24/7" trên toàn bộ tuyến kênh; mặt khác, ý thức của một số người dân chưa cao. Có người vi phạm còn lấy lý do mưu sinh để biện minh cho hành vi của mình.

Việc khuyến khích người dân chủ động tham gia giám sát và tố giác hành vi vi phạm có thể là giải pháp hiệu quả để tăng cường tính răn đe và hạn chế tình trạng săn bắt trái phép. 

Cách làm này đã bước đầu cho thấy hiệu quả ở Cà Mau. Tại huyện Trần Văn Thời, chính quyền đã áp dụng cơ chế treo thưởng để ngăn chặn hành vi tận diệt nguồn lợi thủy sản.

Địa phương đã khen thưởng 3 triệu đồng cho người dân nào tố giác trường hợp tàng trữ dụng cụ kích điện. Từ thông tin này, lực lượng chức năng đã xử phạt người vi phạm số tiền lên đến 12,5 triệu đồng. 

Đáng chú ý, ngoài việc treo thưởng cho tố giác, Cà Mau còn thực hiện chương trình đổi gạo, mì, nhu yếu phẩm lấy dụng cụ kích điện, từ đó vận động người dân tự nguyện giao nộp hơn 2.500 bộ kích điện và xử phạt hơn 780 vụ vi phạm với tổng số tiền hơn 3,3 tỉ đồng.

Người dân sống gần khu vực vi phạm là những người nắm rõ nhất ai đang thực hiện hành vi săn bắt trái phép. Thế nhưng họ thường e ngại khi báo cáo hoặc không có động lực để tố giác. 

Khi có chính sách khen thưởng rõ ràng, việc tố giác sẽ trở thành trách nhiệm và quyền lợi của chính người dân, từ đó giúp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.

Nên mở rộng khen thưởng như Cà Mau, kể cả xả rác

Như đã nói, ngoài xử lý nghiêm, nên chăng có thể áp dụng mô hình treo thưởng như ở Cà Mau tại nhiều tỉnh, thành khác? 

Việc treo thưởng sẽ giúp chính quyền khai thác được nguồn tin từ người dân, bổ sung cho các biện pháp tuần tra vốn khó bao quát hết phạm vi rộng lớn. 

Một khoản tiền thưởng hợp lý có thể khuyến khích người dân chủ động giám sát, ghi nhận bằng chứng và báo cáo ngay khi phát hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, việc treo thưởng không chỉ có tác dụng răn đe, còn gửi đi thông điệp rõ ràng rằng cơ quan chức năng không dung túng cho những hành vi xâm phạm môi trường. Khi thấy có chế tài mạnh mẽ, những người có ý định vi phạm sẽ phải cân nhắc kỹ hơn trước khi thực hiện hành vi.

Cuối cùng, nếu triển khai tốt, mô hình này có thể lan tỏa sang nhiều lĩnh vực khác liên quan đến bảo vệ môi trường đô thị. 

Không chỉ dừng lại ở săn bắt trái phép trên kênh rạch, chính sách treo thưởng còn có thể mở rộng để xử lý các hành vi như đổ rác thải sai quy định, xả nước thải ô nhiễm, vẽ bậy hay phá hoại cảnh quan công cộng...

Vấn đề đánh bắt thủy sản trái phép trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè không chỉ là câu chuyện về một vài cá nhân vi phạm, mà là vấn đề bảo vệ môi trường đô thị

Bên cạnh các biện pháp quản lý và xử phạt nghiêm minh, chính quyền TP.HCM cần cân nhắc áp dụng chính sách phù hợp để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm.

Bài học từ Cà Mau đã cho thấy hiệu quả rõ rệt của mô hình treo thưởng. Nếu được triển khai phù hợp, đây có thể là giải pháp quan trọng giúp giữ gìn môi trường, kênh rạch thành phố và ở nhiều nơi khác. 

Đó cũng là cách bảo vệ được thành quả suốt quá trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng như các công trình khác, hướng đến một đô thị xanh, sạch bền vững.

Khen thưởng kịp thời là khuyến khích vai trò giám sát của người dân để ngăn chặn tận diệt thủy sản - Ảnh 3.Lái ghe chích điện bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bỏ chạy khi thấy lực lượng chức năng

Thấy lực lượng chức năng, nhóm người chích điện bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn qua quận 3, TP.HCM) liền lái ghe bỏ chạy.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp