11/04/2023 14:00 GMT+7

Nền tảng học tập giúp chuyên gia giới thiệu, kết nối các khóa học

Với mong muốn xây dựng một nền tảng giúp các chuyên gia giảng dạy có thể dễ dàng tạo và giới thiệu các khóa học của mình một cách chuyên nghiệp, hai bạn trẻ 9X Lâm Ngọc Khánh và Nguyễn Văn Hiển đã lập ra ZenKlass.

ZenKlass: nền tảng học tập tích hợp nhiều tính năng - Video: TRƯƠNG KIÊN - DIỄM HƯỜNG

Nền tảng học tập giúp chuyên gia giới thiệu, kết nối các khóa học - Ảnh 2.

Lâm Ngọc Khánh (trái) trao đổi công việc cùng cộng sự tại ZenKlass - Ảnh: T.KIÊN

Điểm khác biệt là công nghệ thân thiện người dùng

Chia sẻ về ZenKlass - một start-up trong lĩnh vực công nghệ giáo dục và thành lập đầu năm 2022, Ngọc Khánh (đồng sáng lập) cho biết: "ZenKlass có những điểm khác biệt so với các hệ thống LMS (hệ thống quản lý học tập) khác ở chỗ chúng tôi tập trung vào việc xây dựng nền tảng giúp các chuyên gia giảng dạy có thể dễ dàng tạo và giới thiệu các khóa học của mình một cách chuyên nghiệp.

Nền tảng này cũng tiện lợi cho cả người dạy lẫn người học, đảm bảo độ tin cậy và chất lượng cao nhất cho các khóa học được duyệt đăng tải".

Cụ thể, Ngọc Khánh chia sẻ, tại trang www.zenklass.com, các chuyên gia giảng dạy có thể nhanh chóng tạo ra các khóa học với nhiều định dạng khác nhau (video, bài giảng, tài liệu, bài tập...), đăng tải nội dung và quản lý lịch học, quản lý người học, đánh giá kết quả học tập.

Người học có thể dễ dàng tìm kiếm và đăng ký các khóa học phù hợp với nhu cầu, mục tiêu học tập của mình nhanh, hiệu quả.

Theo Ngọc Khánh và Văn Hiển, vấn đề chung của những nền tảng cung cấp công cụ giảng dạy là các tính năng không được xây dựng đồng nhất, dẫn tới khả năng tùy biến không cao để thỏa mãn được nhiều nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, mỗi khi ứng dụng phát triển để đáp ứng nhu cầu mới của người sử dụng, hệ thống càng trở nên phức tạp, khó dùng hơn.

Từ đó, hai bạn phát triển công nghệ Zendoc, rất thân thiện, dễ sử dụng cho người dùng. Zendoc được nhận định là công nghệ có khả năng tăng trưởng cao vì các nhu cầu mới của người dùng vẫn được giải quyết mà không ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng.

Không chỉ để ghi chú và viết tài liệu, Zendoc còn được xây dựng cho mục đích tinh gọn hóa quy trình giữa người dạy và người học. Tất cả tính năng giảng dạy của nền tảng đều được gắn liền bên trong Zendoc Editor. Người dùng có thể dùng Zendoc cho nhiều mục đích giảng dạy và quản lý.

Giáo viên có thể dùng Zendoc để tạo bài giảng, giao bài tập, chấm bài và trả bài tự động. Giáo viên thậm chí theo dõi được tiến độ học tập của học sinh qua khả năng phân tích dữ liệu học tập bên trong ứng dụng.

Nền tảng học tập giúp chuyên gia giới thiệu, kết nối các khóa học - Ảnh 3.

“Nền tảng của ZenKlass vừa dễ dùng, nhanh và đáng tin cậy. Cá nhân tôi cho ZenKlass điểm 10/10” - thầy Nguyễn Đình Bửu Tài (giáo viên tiếng Anh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu) chia sẻ về ZenKlass - Ảnh: CÔNG NHẬT

Thử thách lớn nhất mà ZenKlass phải đối mặt kể từ khi khởi nghiệp là việc xây dựng niềm tin cho người dạy và người học vào nền tảng của mình. Lĩnh vực edtech khá đặc thù, với những yêu cầu khắt khe về bảo mật nội dung, trải nghiệm người dùng, độ tin cậy của nền tảng… Ngọc Khánh và đội ngũ đã nỗ lực tối đa để vượt qua các thử thách này.

Rời bỏ ngân hàng ở nước ngoài, về quê nhà start-up

Tốt nghiệp ngành tài chính tại Canada và sau đó có thu nhập đáng mơ ước tại một ngân hàng lớn ở nước ngoài, Ngọc Khánh vẫn quyết định quay về Việt Nam để khởi nghiệp. "Tôi khao khát góp phần giải quyết các vấn đề về giáo dục bằng công nghệ. Gia đình bất ngờ và lo lắng về quyết định của tôi, nhưng họ cũng rất hiểu tính tôi là người đã quyết định thì sẽ làm đến cùng và rất tỉnh táo. Tôi vì thế may mắn được gia đình ủng hộ", Ngọc Khánh nhớ lại.

Tại ZenKlass, Ngọc Khánh đảm nhận vị trí giám đốc điều hành (CEO), còn Văn Hiển là giám đốc kỹ thuật (CTO). Cả hai đều từng là cựu học sinh chuyên tin, học cùng trường nên hiểu nhau rất rõ, điều mà Ngọc Khánh cho rằng đó là điểm quan trọng trong hành trình start-up.

Nền tảng học tập giúp chuyên gia giới thiệu, kết nối các khóa học - Ảnh 4.

Giao diện của ZenKlass - Ảnh: CÔNG NHẬT

Còn nói về thất bại ý nghĩa nhất đến thời điểm hiện tại, Ngọc Khách cho biết đó là lần tham gia chương trình ươm mầm khởi nghiệp của một quỹ đầu tư lớn. Chương trình đào tạo kéo dài suốt 10 tuần, ZenKlass luôn được đánh giá cao về trình độ, tuy nhiên ý tưởng của sản phẩm lúc đó chưa thật sự khác biệt nên đã không được đầu tư. Chính vì vậy, sau đó đội ngũ đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, phát triển điểm khác biệt, tạo giá trị cốt lõi.

Start-up vốn là hành trình đầy chông gai, Ngọc Khánh nhiều lần cảm thấy nản lòng. "Mỗi lần như vậy, tôi lại nhắc nhở chính mình về mục tiêu và đam mê ban đầu. Tôi chia sẻ với gia đình, người thân để nhận được sự động viên, hỗ trợ. Tôi và các cộng sự cũng thường ngồi với nhau để rút ra các bài học từ thất bại để có chiến lược, kế hoạch hoàn thiện hơn cho những thử thách tiếp theo.

Ngoài ra, tôi cũng có thói quen thích đọc những câu chuyện khởi nghiệp thành công để tự tạo cảm hứng, chơi thể thao để tâm trạng luôn cân bằng, tích cực nhất", Ngọc Khánh bộc bạch.

Nguyên phó thủ tướng Đức gốc Việt đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award

Talkshow "Cảm hứng khởi nghiệp" năm nay dự kiến diễn ra tại Đại học Kinh tế TP.HCM vào ngày 26-4, có chủ đề "Trong khủng hoảng, tìm thấy cơ hội?", với sự tham dự của khoảng 1.000 bạn trẻ và các chuyên gia uy tín. Ngài Philipp Rösler, lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ, nguyên phó thủ tướng Đức, người gốc Việt, là một trong những diễn giả chính của chương trình năm nay. Lễ vinh danh và trao hỗ trợ các start-up tiêu biểu cũng sẽ diễn ra ngay sau đó.

Ngoài việc được vinh danh trên mặt báo, những câu chuyện khởi nghiệp còn có cơ hội tiếp cận với nhiều quỹ đầu tư cũng như được truyền thông, quảng bá đến công chúng. Ban tổ chức sẽ chọn các start-up tiêu biểu để hỗ trợ một khoản kinh phí với sự đồng hành của các đơn vị: VinaCapital, FE Credit, Ngân hàng ACB, No.1, Thái Bình Group, Volvo, IDICo, Tín Nghĩa Corp., Saigontourist Group, Sân Golf Thủ Đức..., trong đó tiếp tục có 1 suất hỗ trợ đặc biệt dành cho Start-up được hội đồng thẩm định bình chọn, trị giá 100 triệu đồng, từ GIBC.

Trong khuôn khổ của chuỗi sự kiện, Tuổi Trẻ Golf Tournament For Start-Up qua 3 mùa đã quy tụ gần 600 golfer. Năm nay, giải đấu thường niên dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21-4 tại sân golf Thủ Đức (P.Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức). Tối cùng ngày sẽ diễn ra gala trao giải cho golfer xuất sắc và chương trình net-working cùng các start-up tiêu biểu.

MINH HUỲNH

Nền tảng học tập giúp chuyên gia giới thiệu, kết nối các khóa học - Ảnh 6.

CEO start-up trị giá 25 triệu USD: CEO start-up trị giá 25 triệu USD: 'Hạnh phúc vì tạo ra giá trị'

Phát triển mạnh sau giải Tuổi Trẻ Start-Up Award năm 2022, Lê Đình Lực (30 tuổi, CEO Học viện tiếng Anh tư duy DOL English) chia sẻ về phương pháp học Linearthinking và start-up được định giá 25 triệu USD.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp