29/08/2019 09:03 GMT+7

Nên sợ một chút đối với mạng xã hội

TRẦN UY
TRẦN UY

TTO - Trong bài viết mới đây trên báo Pháp Le Monde, giáo sư triết học Thomas Schauder cho rằng Facebook đã phát triển vượt quá những gì mà người tạo ra nó tưởng tượng ban đầu.

Nên sợ một chút đối với mạng xã hội - Ảnh 1.

Facebook có hai mặt. Mặt trái của nó chính là tạo tin giả, xu hướng lệch lạc và sự hận thù - Ảnh: Reuters

Những tác động của nó đối với đời sống của chúng ta là rất lớn và không đơn giản.

Điều duy nhất mà FB quan tâm, đó là tiềm năng phát tán và lôi kéo của một nội dung nào đó. Có nghĩa là ngay khi một nội dung nào đó được cho là sẽ tạo ra nhiều like và nhiều bình luận, thuật toán của FB sẽ làm cho nó nổi bật. Do vậy, khi nhìn vào FB sẽ giống như nhìn vào một cái gương, phản chiếu một cách méo mó thực tế.

Olivier Ertzscheld (chuyên gia về khoa học thông tin)

Sau 15 năm, Facebook (FB) đã trở thành một phần của cuộc sống nhiều người, giống như điện thoại hay xe máy, ôtô. Ước tính hơn 1/4 dân số thế giới dùng FB. Ở Việt Nam, con số này là hơn 1/2. Doanh thu của FB tăng đều theo từng năm và đã vượt quá tổng sản phẩm nội địa của 100 nước nghèo nhất thế giới.

Tuy nhiên, mạng xã hội đang được cho là gây ra nhiều vấn đề, từ can thiệp các cuộc bầu cử, những vụ nổi dậy, thao túng người sử dụng, lan truyền tin giả, thuyết âm mưu hay phát tán những thông điệp hận thù...

Những người bảo vệ mạng xã hội cho rằng FB chỉ là phương tiện. Vấn đề là người sử dụng làm gì với nó. Điều này đúng, nhưng có lẽ chỉ một phần. Thực tế cho thấy một phương tiện như thế này không thể được coi là hoàn toàn vô hại.

Ý tưởng ban đầu của FB là tạo ra một không gian ảo để kết nối những "người bạn" ở xa nhau trong không gian thật. Sự khác biệt giữa thật và ảo là ở chỗ: Một tình bạn thực sự bao hàm sự gần gũi, những điều bí mật và cả sự im lặng.

Vấn đề là ở chỗ không gian ảo này đang dần thay thế không gian thật. Người sử dụng chấp nhận những tình bạn ảo và chấp nhận trở thành đối tượng chịu tác động.

Có một điều khó hiểu là mạng xã hội kết nối mọi người nhưng khi chúng ta tham gia mạng xã hội, mỗi người vẫn ở trong một góc biệt lập nào đó. Thông thường, khi mỗi người ở trong cái góc của mình, đó là lúc có thể suy nghĩ, đối thoại với bản thân.

Nhưng đối với những người dùng mạng xã hội, họ bị chìm trong một đám đông với những thông tin hỗn độn không được kiểm chứng và phân loại. Một quảng cáo về giày dép có thể xuất hiện bên cạnh một tin buồn, một đoạn trao đổi riêng tư tiếp theo một bài báo về biến đổi khí hậu...

Trong mớ hỗn độn này, ranh giới giữa tôi và thế giới bên ngoài, tôi và người khác, cái riêng tư và cái chung... bị xóa nhòa. Rất khó để mỗi người có được đánh giá độc lập và khách quan về những gì có trên FB.

Giá trị của thông tin được đo đếm bằng số lượng like, chia sẻ, bình luận, sức ảnh hưởng. Như vậy, sẽ có những nội dung tạo ra tác động không phải vì tính đúng đắn của chúng, mà do thuật toán của FB.

Mạng xã hội trở thành một diễn đàn mà ai cũng có thể nói nhưng người chiến thắng không phải là người nói đúng, mà là người nói to nhất.

Nhìn chung, mạng xã hội chứa đựng hai mặt. Mặt tích cực là kết nối, hình thành nhóm, tổ chức, diễn đàn để bộc lộ quan điểm, cảnh báo. Mặt tiêu cực là tin giả, tạo xu hướng lệch lạc, kêu gọi hận thù...

Do vậy, mạng xã hội cần phải được sử dụng thận trọng, nhất là đối với giới trẻ. Có lẽ cũng nên biết sợ một chút đối với mạng xã hội.

Nghe cả xã hội từ mạng xã hội Nghe cả xã hội từ mạng xã hội

TTO - Mong muốn kết nối và giao tiếp được kết tinh trong mã di truyền của loài người. Chúng ta không chỉ muốn được lắng nghe, chúng ta cần được lắng nghe.

TRẦN UY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp