25/01/2023 09:20 GMT+7

Nền kinh tế toàn cầu cần một cường quốc mới - Ấn Độ đang bước lên

Thủ tướng Narendra Modi muốn biến Ấn Độ thành một cường quốc mới. Bao lâu nữa quốc gia này có thể trở thành nền kinh tế trị giá 10 nghìn tỉ USD?

Nền kinh tế toàn cầu cần một cường quốc mới - Ấn Độ đang bước lên - Ảnh 1.

Thủ tướng Narendra Modi - Ảnh: THE KHAMAA PRESS

Các nhà sản xuất toàn cầu nhìn xa hơn và họ đang rút lui khỏi Trung Quốc. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đẩy mạnh mọi cải cách để nắm bắt thời điểm và biến nước này thành cường quốc mới.

Chính phủ Ấn Độ đang chi gần 20% ngân sách trong năm tài chính 2023 cho đầu tư vốn, mức cao nhất trong một thập niên.

Ấn Độ đang thay đổi để trở thành cường quốc mới

Để đạt được mục tiêu phát triển, Thủ tướng Modi sẽ phải vật lộn với những mặt hạn chế, từ tàn dư của nạn quan liêu và nạn tham nhũng đã làm chậm sự trỗi dậy của Ấn Độ cho đến sự bất bình đẳng rõ rệt đã định hình nên nền dân chủ của 1,4 tỉ người.

Ông Nandan Nilekani, người sáng lập Infosys Ltd., một trong những công ty dịch vụ công nghệ lớn nhất của quốc gia này, cho biết: “Ấn Độ đang trên đỉnh của sự thay đổi lớn".

Sự kình địch giữa Mỹ và Trung Quốc đang tạo ra một cơn gió thuận chiều. Các nhà phân tích chuỗi cung ứng cho biết Ấn Độ và Việt Nam sẽ là những người hưởng lợi lớn khi các tập đoàn quốc tế hướng tới chiến lược rời khỏi Trung Quốc.

Morgan Stanley dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành một trong ba nước duy nhất có thể tạo ra hơn 400 tỉ USD tăng trưởng sản lượng hàng năm.

Luận điểm này được phản ánh trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Chỉ số Sensex của Ấn Độ giao dịch trong quý trước ở mức cao nhất trong một thập niên so với S&P 500. 

So với các thị trường mới nổi khác, chứng khoán Ấn Độ chưa bao giờ cao hơn thế.

Định vị: Thống trị kinh tế thế giới

Tất nhiên, khát vọng về việc đưa sản xuất thế giới về Ấn Độ của Thủ tướng Modi không phải là mới. 

Chiến dịch “Sản xuất tại Ấn Độ” của ông bắt đầu vào năm 2014. Án Độ tìm mọi cách để cạnh tranh với Trung Quốc và những "con hổ" ở Đông Á - từ Singapore đến Hàn Quốc và Đài Loan.

Tuy nhiên, theo Hãng tin Bloomberg, mục tiêu tăng cường sản xuất lên 25% GDP - một thước đo chính của chương trình - được chứng minh là khó nắm bắt. Tỉ lệ này đã tăng lên 17,4% vào năm 2020 so với 15,3% vào năm 2000, theo dữ liệu từ McKinsey.

Trong khi đó, các nhà máy sản xuất của Việt Nam đã giúp tăng gấp đôi tỉ trọng trong GDP ở cùng thời kỳ của nước này.

Nhưng với tư cách là chủ tịch năm nay của G20 (nhóm 20 quốc gia có nền kinh tế lớn), Ấn Độ có động lực. Một chiến lược đối ngoại được xây dựng dựa trên nhiều liên minh khiến quốc gia này tăng cường mua dầu của Nga gấp 33 lần, phớt lờ áp lực từ Washington.

Thậm chí còn có một số dấu hiệu của chủ nghĩa thực dụng khi hơn một chục nhà cung cấp tại Trung Quốc của Apple đang nhận được giấy phép ban đầu từ Ấn Độ.

Ông Kenneth Juster, cựu đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, cho biết: “Ấn Độ đang định vị chính mình và sử dụng vai trò chủ tịch G20 để làm một cầu nối giữa Đông và Tây, Bắc và Nam. Rất nhiều công ty cảm thấy với quy mô phát triển của nước này cộng với dân số trẻ và sức mạnh trong các vấn đề quốc tế, Ấn Độ là nơi mà họ nên đến”.

Trong một bài phát biểu vào tháng 8-2022 nhân kỷ niệm 75 năm kể từ khi Ấn Độ giành được độc lập, ông Modi kêu gọi quốc gia này không giải quyết vấn đề gì khác ngoài mục tiêu “thống trị kinh tế thế giới”.

Trung Quốc: Cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới năm 2041Trung Quốc: Cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới năm 2041

Đây là kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thương mại Goldman Sachs công bố trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra tại Davos (Thuỵ Sĩ) từ ngày 21 đến 25-1. Cũng theo bảng phân tích này, nền kinh tế các nước Trung Quốc, Nga, Brazil và Ấn Độ thậm chí có thể vượt qua nhóm sáu nước kinh tế hàng đầu hiện nay (gồm Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp và Ý).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp