07/04/2015 17:15 GMT+7

Nên học Singapore thời gian cấm bán rượu, bia?

KHÁNH HƯNG
KHÁNH HƯNG

TTO - Không khỏi giật mình trước thông tin trong khu vực Đông Nam Á, VN đứng thứ 8 về kinh tế nhưng đứng đầu về tăng trưởng rượu bia. Nên học Singapore cách ứng xử với rượu bia?!

Một cuộc nhậu với bia bằng tô ở TP.HCM - Ảnh tư liệu

Trên báo chí những ngày này có hai thông tin được nhiều người quan tâm.

Đó là từ hôm đầu tháng 4, từ sau 22g30 mỗi ngày và sau 19g đến sáng hôm sau trong những ngày cuối tuần và lễ tết.

Và một thông tin liên quan đến nước ta: Trong khu vực Đông Nam Á, VN đứng thứ 8 về kinh tế nhưng đứng đầu về tăng trưởng ngành rượu bia

Câu hỏi tôi muốn đặt ra: Tại sao chúng ta không học hỏi nước bạn cấm bán rượu bia ở những giờ thích hợp?

Thực ra, chuyện cấm bán rượu, bia sau 22g ở nước ta đã được Bộ Y tế đưa ra dự thảo vào năm ngoái. Tuy nhiên, đưa ra dự thảo lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều nên vẫn chưa có một quyết định “mạnh tay” để dự thảo đi vào thực tiễn.

Rồi năm 2013 chúng ta cũng đưa ra quy định các loại rượu phải gắn nhãn mác, các hộ gia đình sản xuất rượu phải có giấy phép nếu không sẽ bị cấm lưu hành.

Thế nhưng nhìn lại sẽ thấy vẫn còn các hộ gia đình trên mọi miền quê, ngõ xóm ung dung nấu rượu mà chẳng cần nhãn mác nào.

Ít thì nấu dùng trong nhà, nhiều thì nấu bán cho cả thôn, cả xã, thậm chí mỗi tỉnh lại nổi lên một loại rượu.

Chuyện cấm bán các loại thức uống có cồn là chuyện không hề mới trên thế giới, có hàng chục nước áp dụng giờ giấc được bán rượu, bia và rất nhiều nước quy định công dân đến độ tuổi nhất định mới được phép sử dụng rượu bia.

Nhìn những con số vừa thống kê ở nước ta, mà báo Tuổi Trẻ ngày 2-4 đã đăng, không khỏi không giật mình.

Xin được trích dẫn lại: 

“VN đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tăng trưởng ngành rượu bia, với khoảng 3 tỷ USD/năm chi cho bia và khoảng 16.000 tỷ đồng/năm (tính theo mức giá rẻ nhất) cho rượu nhà máy. Lượng rượu bia trung bình sử dụng trên thế giới không tăng trong 10 năm vừa qua, khoảng 6,2 lít/người/năm (quy ra rượu), trong khi VN tăng trưởng theo đường thẳng đứng do năm 2010 ở mức 6,6 lít/người/năm, gần gấp đôi giai đoạn 2003-2005 là 3,8 lít. 

Giai đoạn hiện nay lượng bia rượu sử dụng đang tiếp tục tăng và dự báo đến 2025 ở mức 7 lít/người/năm. Riêng lượng rượu tự nấu nhiều chục triệu lít/năm chưa đánh giá được con số chính xác. Rượu bia đang liên quan trực tiếp đến 3 loại ung thư và gián tiếp với 7 loại ung thư khác. Về gánh nặng bệnh tật thì rượu bia gây số người bệnh tật và tử vong xếp thứ 4, bên cạnh các nguyên nhân như tai nạn giao thông, với bệnh rất thường gặp là loạn thần do rượu”

Câu chuyện Singapore thực hiện lệnh cấm và nhìn lại những con số nêu trên khiến chúng ta phải suy ngẫm và nhìn lại mình.

Với một đất nước có thói quen lạm dụng rượu bia thì tác hại không chỉ dừng ở một cá nhân, tổ chức mà ảnh hưởng đến toàn xã hội.

Và có lẽ chúng ta cũng cần học Singapore cách ứng xử với rượu bia.

Bài viết thể hiện quan điểm của bạn đọc Khánh Hưng. Bạn đồng tình hay không đồng tình với quan điểm này? Theo bạn, những giải pháp nào cần được thực hiện để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng bia rượu?

Hãy chia sẻ ý kiến/ bài viết của bạn qua email [email protected] hoặc qua phần Ý kiến bạn đọc dưới bài viết.

 

 

KHÁNH HƯNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp