29/04/2007 14:06 GMT+7

Nên hay không nên cổ phần hóa các trường đại học, cao đẳng?

NGUYỄN XUÂN THU, nguyên giáo sư Trường đại học RMIT Melbourne
NGUYỄN XUÂN THU, nguyên giáo sư Trường đại học RMIT Melbourne

TTCT - Để hoạt động tốt, các trường ĐH, CĐ phải có những cơ chế thông thoáng và một ngân sách vô cùng dồi dào. Chính phủ có thể đưa ra các cơ chế linh hoạt nhưng vấn đề còn lại là lấy đâu ra ngân sách đầy đủ cho các trường ĐH, CĐ hoạt động. Vấn đề là dựa trên những mô hình nào để có thể huy động được các nguồn tài chính trên?

HQD3FWYy.jpgPhóng to
Các bạn học sinh lớp 12/2 Trường THPT Gò Công Đông (Tiền Giang) tại buổi tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ tổ chức
TTCT - Để hoạt động tốt, các trường ĐH, CĐ phải có những cơ chế thông thoáng và một ngân sách vô cùng dồi dào. Chính phủ có thể đưa ra các cơ chế linh hoạt nhưng vấn đề còn lại là lấy đâu ra ngân sách đầy đủ cho các trường ĐH, CĐ hoạt động. Vấn đề là dựa trên những mô hình nào để có thể huy động được các nguồn tài chính trên?

Cho đến nay trong số 500 trường đại học hàng đầu thế giới, kể cả các trường ĐH, CĐ tại Mỹ, Canada, Anh, Úc chưa thấy có trường nào được cổ phần hóa hoặc chuyển từ trường công lập qua trường tư thục. Chỉ có một số trường phổ thông tư thục rao bán qua môi giới của National School Transfer. Các trường ĐH, CĐ trên thế giới, kể cả các trường lớn nhất của Mỹ (Harvard, MIT, Stanford, Yale, Princeton) và Anh (Cambridge, Oxford) cũng không có tiền mặt dư thừa. Lý do là chi phí cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu rất cao để có thể hoàn thành các mục tiêu cơ bản của mỗi trường.

Tại Mỹ, các trường ĐH, CĐ công lập hay tư thục chỉ khác nhau ở điều lệ của mỗi trường, rằng “đây là một trường công lập” (khoảng 1.650 trường, theo thống kê 2005), hoặc “đây là một trường tư thục” (khoảng 900 trường), hoặc “đây là một trường tư thục phi lợi nhuận” (khoảng 1.600 trường). Ngoài sự khác biệt ấy nằm trong điều lệ ra, giữa các trường công lập và tư thục không có sự khác biệt trong đối xử và trong việc phân phối ngân sách trên đầu mỗi sinh viên học tại các trường.

Nước Úc có 37 trường ĐH công lập và hai trường ĐH tư thục và có trên 60 trường CĐ TAFE (không có trường CĐ tư thục, nếu có thì chỉ có các doanh nghiệp dạy nghề). Lý do là vì hoạt động dạy nghề rất tốn kém, và mục đích của TAFE là đào tạo những người thợ phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế của xã hội nên ngân sách nhà nước phải chi trả. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Úc có thể là một thí dụ tốt.

Tổ chức Liên bang về nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIRO) có 65 cơ sở nghiên cứu tại khắp các tiểu bang của Úc, và hoạt động khoa học của họ liên quan đến 22 lĩnh vực chuyên ngành của nước này. Hằng năm CSIRO đưa ra nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và nhiều công trình đã được đăng ký lấy bằng sáng chế. Thế nhưng mỗi năm số tiền CSIRO tự kiếm được chỉ vào khoảng 35% toàn bộ ngân sách chi tiêu. Số còn lại Chính phủ Úc phải tài trợ.

Cổ phần hóa các trường ĐH, CĐ tại Việt Nam có thể như thế nào? Cổ phần hóa các trường ĐH, CĐ có giống như hiện nay đang cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh? Một khi một trường công lập đã được cổ phần hóa thì Nhà nước có còn tiếp tục tài trợ cho trường đã được cổ phần hóa nữa không? Nếu không thì thật là khó khăn vô cùng cho trường. Ngoài những người trực tiếp tham gia trong trường, ai sẽ là những cổ đông?

Thật khó có thể thu hút các cơ sở giáo dục nước ngoài đầu tư vào một doanh nghiệp ĐH ở một nước khác vì có hai lý do chính, một như trên đã nói, một phần các trường ĐH nước ngoài không có dư thừa tiền để đầu tư vào giáo dục ở nước ngoài và phần khác đầu tư vào giáo dục để kiếm lợi nhuận thì quả thật không khả thi. Nếu có chăng thì chỉ có thể thu hút được một số doanh nhân kinh doanh trong giáo dục có nguồn gốc châu Á.

Thành phần của hội đồng quản trị trường lúc ấy sẽ rất phức tạp, khiến cho việc thông qua các chính sách, đường lối của trường càng khó khăn hơn. Hơn nữa, là một công ty cổ phần, ngoài các mục tiêu truyền thống của một trường ĐH, trường còn có thêm mục tiêu kiếm lợi nhuận để doanh nghiệp ĐH không bị sụp đổ. Đạt được mục tiêu này, tất nhiên phải hi sinh rất nhiều các mục tiêu truyền thống của giáo dục ĐH.

Ngay cả ở Mỹ, các trường ĐH tư thục cũng như các trường công lập không bao giờ chia lợi nhuận. Người phương Tây có truyền thống đóng góp vào các trường ĐH dù công lập hay tư thục là để hỗ trợ một mô hình giáo dục mà họ nghĩ là thích hợp với quan điểm của họ. Tuyệt nhiên họ không có tư tưởng xây dựng trường học để kiếm lợi nhuận.

NGUYỄN XUÂN THU, nguyên giáo sư Trường đại học RMIT Melbourne
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp