Nên đặt tên thành phố tỉnh lỵ sau sáp nhập là ‘đô thị’?

Những thành phố tỉnh lỵ nên chăng sau này sẽ có tên gọi phù hợp để thể hiện đúng cái tầm và đặc trưng của nó thay vì gọi là phường như các phương án đang trình hiện nay.

Thành phố - Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ Nhâm Hùng - Ảnh: CHÍ QUỐC

Liên quan câu chuyện nhiều địa phương trình phương án sau khi sáp nhập, thành phố tỉnh lỵ cũ sẽ thành phường, soạn giả Nhâm Hùng - nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ - đã có đề xuất về tên gọi của những đô thị đặc biệt này.

Theo đề xuất của nhiều địa phương, một số đô thị gắn bó với người dân lâu đời như TP Bạc Liêu của tỉnh Bạc Liêu, TP Sóc Trăng của tỉnh Sóc Trăng sau sáp nhập sẽ có tên phường Bạc Liêu, phường Sóc Trăng…

Ông Hùng cho rằng nếu không chọn từ "đô thị" như đề xuất nêu trên thì có thể chọn từ khác, miễn sao tên gọi đó không thể hiện phạm vi hẹp mà thể hiện tầm cỡ của tỉnh lỵ cũ.

Theo soạn giả Nhâm Hùng, các đơn vị cấp xã theo mô hình cũ gồm xã, phường, thị trấn, trong đó trung tâm của huyện (huyện lỵ) gọi là trị trấn, ngay cả trung tâm của xã cũng được gọi là thị tứ. Hay cấp huyện gồm có huyện, thị xã, thành phố, trong đó trung tâm của tỉnh (tỉnh lỵ) thường được gọi là thành phố. Cách gọi này có sự phân biệt rõ giữa các đô thị cùng cấp.

Trên cơ sở đó ông Hùng đề xuất với mô hình chính quyền ba cấp (trung ương, tỉnh và xã) tới đây thì cấp tỉnh sẽ chia thành phường, xã (cấp cơ sở), nên chăng các thành phố tỉnh lỵ cũ không nên máy móc đặt thành phường như các phương án vừa trình mà gọi là "đô thị", chẳng hạn đô thị Bạc Liêu, đô thị Sóc Trăng, đô thị Mỹ Tho (Tiền Giang), đô thị Cao Lãnh (Đồng Tháp)… để có sự phân biệt.

Theo quan điểm của ông Hùng, dù sau khi sáp nhập, được cho là "một huyện nhỏ" nhưng tên phường cũng thể hiện phạm vi hẹp, nhóm, khu vực, ít dân cư, còn tên xã gắn liền với phạm vi làng, vì vậy chưa đủ tầm thể hiện được đặc trưng của tỉnh lỵ cũ.

Trong khi đó tên "đô thị" phần nào đáp ứng được những điều đặc biệt, nghe có vẻ "ngang" với cấp thành phố tỉnh lỵ cũ, giúp người dân nhớ ngay "đây là tỉnh lỵ xưa".

"TP Bạc Liêu là đô thị tỉnh lỵ cả trăm năm, TP Tây Ninh hay TP Tân An cũng có trên 100 năm, đô thị tỉnh lỵ cũ cần giữ lại để làm tâm, làm hạt nhân.

Cái này vừa quảng bá du lịch, vừa là thương hiệu du lịch, vừa là văn hóa, vừa gắn với giao thông.

Như tỉnh Sóc Trăng rất lớn, trong đó có những thứ đã thành thương hiệu như bánh pía Sóc Trăng, bún nước lèo Sóc Trăng và bánh pía Sóc Trăng thì nằm ở ngoại thành, sau này người ta tìm bánh pía Sóc Trăng đâu có đi tìm ở phường Sóc Trăng? Phường Sóc Trăng nó không đủ tầm thể hiện điều đó.

Hiện nay các địa phương trình phương án có một điều đáng mừng là đều giữ lại được tên tỉnh lỵ cũ, nhưng điều đó theo tôi là chưa đủ. Tôi rất mong với quyết định cuối cùng, cấp có thẩm quyền sẽ chốt tên gọi cấp cơ sở có sự phân biệt như tôi nêu ở trên", ông Hùng bày tỏ.

Đặt tên thành phố tỉnh lỵ cũ là ‘đô thị’ thay vì phường  - Ảnh 3.Thành phố - nhìn từ các nước, gắn với phát triển

Là một công dân Việt Nam xa xứ, tôi hoàn toàn đồng tình với chủ trương chính quyền địa phương 3 cấp còn 2 cấp. Nhưng theo tôi, thật đáng tiếc nếu không còn các thành phố, thị xã ở các tỉnh, thành.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp