Phóng to |
Công trình nâng cấp và cải tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM, ảnh chụp chiều 23-11) - Ảnh: N.C.T. |
Vấn đề này xuất phát từ việc tăng lên nhanh chóng của số lượng sinh viên cũng như do yêu cầu cải thiện điều kiện cơ sở vật chất tại các trường.
Theo tôi, xu hướng xây trường đại học ở nội thành không nên được tiếp tục. Bởi lẽ xét về diện tích, hầu như không trường nào có thể xem là đủ chuẩn hiện đại cho một trường đại học có những tiện ích phục vụ tốt cho sinh viên như thư viện, hệ thống các công trình thể dục thể thao, bãi xe...
Về giao thông, việc duy trì hàng loạt trường đại học tại khu trung tâm thành phố đã gây những khó khăn nhất định cho giao thông công cộng. Về chi phí, đối với hầu hết sinh viên nghèo ở các tỉnh thì việc phải trọ học tại trung tâm thành phố quả là rất tốn kém.
Để cải thiện các khó khăn trên và để các trường đại học VN trở nên hiện đại, theo tôi, nên nhanh chóng có kế hoạch di dời toàn bộ các trường công lập ra ngoại thành.
Thật ra ý tưởng dời các trường đại học ra ngoại thành đã có từ hàng chục năm nay nhưng không hiểu vì sao mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ. Trong khi đó các trường đại học lại đua nhau xây cao tầng trên diện tích đất chật hẹp ở nội thành.
Nếu cứ tiếp tục xây trường với tầm nhìn hạn hẹp như vậy thì các trường đại học của chúng ta rất khó có thể được xem là lớn, là hiện đại. Lớn làm sao nổi, hiện đại làm sao nổi khi mà diện tích các trường của chúng ta chỉ bằng 1/10 hoặc 1/50 diện tích của các trường ở nước ngoài? Khi ấy, mục tiêu về hiện đại hóa, quốc tế hóa chuẩn đào tạo đại học liệu có đạt nổi không?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận