Phóng to |
Ông Nguyễn Hạnh Phúc - chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - phát biểu tại phiên họp ngày 12-9 - Ảnh: Phương Hoa |
Ông Quang cho biết: “Dự thảo luật quy định nguyên tắc người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu đủ điều kiện thì được bồi thường bằng giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất thì bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định.
Trường hợp thu hồi đất ở đủ điều kiện được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ để mua đủ suất tái định cư. Đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ thì ngoài bồi thường còn được hưởng các khoản hỗ trợ như: hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm...”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị: “Khi chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ có phần giá chênh lệch. Ví dụ, đang là đất lúa giá 300.000 đồng, Nhà nước quyết định quy hoạch, chuyển đổi mục đích và đầu tư hạ tầng thì giá lên 1 triệu đồng. Tôi nhất trí bồi thường theo giá trị sử dụng khi thu hồi, có tính đến hỗ trợ hợp lý của Nhà nước, còn lại phần chênh lệch thì thu về ngân sách. Nhưng tôi nghĩ không nên thu tất cả phần chênh lệch này về ngân sách, mà cần có sự phân chia lợi nhuận hợp lý giữa Nhà nước và người dân”.
Đối với phần diện tích đất nông nghiệp người dân sử dụng vượt hạn mức khi bị thu hồi, ông Nguyễn Hạnh Phúc - chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - cho rằng nếu quy định không bồi thường thì rất dễ xảy ra trường hợp như của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng.
“Nên hỗ trợ, bồi thường đối với phần do người dân bồi bổ làm tăng giá trị của đất. Bồi thường phải tính toán thế nào đối với cả phần ngoài hạn mức, bởi có những khu vực người dân có công khai hoang, bồi đắp, bỏ bao công sức vào đó mà khi thu hồi không có bồi thường thì người ta chịu sao được” - ông Phúc nói.
Ngoài việc bồi thường, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị “quy định rõ trong luật các khoản hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi để tránh bị lạm dụng”. Bà cho rằng hiện nay thực hiện các khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm là kém hiệu quả nhất, người dân thiệt thòi, nhận khoản tiền xong thì nghề nghiệp thế nào, công ăn việc làm ra sao không thấy ai quan tâm.
“Đất là tư liệu sản xuất của người dân, gắn với cuộc sống của họ, đất để ở và khi qua đời cũng cần đất đai làm mồ mả. Đất đai có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội rất lớn mà nếu chúng ta giải quyết tốt thì xã hội mới ổn. Khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, tham nhũng đều liên quan tới đất đai” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu.
Ông yêu cầu ban soạn thảo tiếp tục suy nghĩ, rà soát tất cả điều khoản, đảm bảo tính khả thi của luật để Quốc hội thông qua với sự đồng thuận cao thì lúc đem ra thực hiện mới tốt. “Tôi không nghĩ làm luật này thì khắc phục được hết, nhưng phải hạn chế tối đa bất cập” - ông Hùng bày tỏ.
“Lấy phiếu tín nhiệm không phải để ca ngợi nhau” Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói như vậy tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá về việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và HĐND các cấp trong kỳ họp vừa qua. “Lấy phiếu tín nhiệm không phải để ca ngợi lẫn nhau, mà là để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Xem kết quả ở HĐND thì thấy tín nhiệm của lãnh đạo, chuyên trách HĐND là cao hết, y chang như Quốc hội” - ông Phước nói. Ông Phước đề nghị: “Không lấy phiếu tín nhiệm đối với đại biểu dân cử, vì thực chất đối tượng này không có va chạm với dân nhiều. Chỉ bỏ phiếu đối với cơ quan hành pháp, còn với đại biểu dân cử thì bỏ phiếu bất tín nhiệm khi có vấn đề. Phiếu cũng nên cải tiến lại, không nên để ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Tôi tiếp xúc cử tri vừa rồi người ta bảo chỉ quan tâm đến số phiếu tín nhiệm thấp nhất thôi, không quan tâm phiếu cao. Cử tri nói chỉ cần hai mức phiếu: tín nhiệm hoặc không tín nhiệm”. Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với quan điểm của ông Phước. Trình bày báo cáo tổng kết, trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết: “Những người có mức đánh giá tín nhiệm thấp trên 50% ở cấp xã là 396 người (chiếm 0,8% tổng số người thuộc diện lấy phiếu), cấp huyện là 12 người (0,2%), cấp tỉnh là hai người (0,3%, cả hai trường hợp này đều ở Gia Lai). Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực hạn chế; do đặc thù của một số ngành, lĩnh vực công tác, nhất là những công việc liên quan đến người dân giải quyết hiệu quả chưa cao; trong đó có người vi phạm khuyết điểm đã và đang được xem xét kỷ luật”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận