Phóng to |
Thầy và trò Trường tiểu học Nguyễn Văn Huyên - nơi đang thử nghiệm giảng dạy theo nguyên lý của nhóm Cánh Buồm - Ảnh: Việt Dũng |
- Việc Bộ GD-ĐT tiếp tục duy trì “Một chương trình - một bộ SGK” không nằm ngoài dự liệu của nhóm Cánh Buồm. Nhưng dù vậy, chúng tôi vẫn kiên trì bảo vệ quan điểm của chúng tôi là đi tìm một cơ chế giúp chương trình học ở bậc phổ thông luôn gắn bó với cuộc sống. Chúng tôi cho rằng một mô hình phát triển giáo dục khoa học phải tiến hành từ khâu thực nghiệm và mở rộng dần dần để tuần tự đi vào cuộc sống với điều kiện luôn để ngỏ khả năng điều chỉnh, một khi cuộc sống đòi hỏi phải điều chỉnh.
* Vậy theo các ông, mô hình giáo dục được Bộ GD-ĐT đề cập trong dự thảo đề án đổi mới chương trình - SGK không đạt được yêu cầu nêu trên?
Vẫn theo triết lý “Đi học là hạnh phúc” Cho dù chúng tôi đã và đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn chung của những người làm giáo dục, nhưng không được cơ quan quản lý giáo dục của Nhà nước ủng hộ, chúng tôi vẫn tiếp tục con đường đã vạch ra là xây dựng một bộ SGK theo triết lý “Đi học là hạnh phúc” với mô hình mà theo chúng tôi nó hợp với quy luật phát triển. Hi vọng ít nhất nó là tài liệu có giá trị cho nhà trường tham khảo trong việc giáo dục học sinh phổ thông. |
- Thực tế cho thấy với cách thiết kế chương trình - SGK theo kiểu dự án hiện nay của Bộ GD-ĐT dù chương trình làm ra có hay đến mấy cũng không tránh khỏi bị lạc hậu ngay sau đó, và sau một thời gian lại phải “đập bỏ” để làm lại từ đầu. Cách làm hiện nay không khác gì gắn cứng vôlăng của một chiếc ôtô thay vì lái nó.
Làm thế, dù lúc đầu có để đúng hướng thì cũng chỉ được một đoạn nó lại lệch ra ngoài, vì con đường cuộc sống không thẳng tắp như thế. Bộ GD-ĐT chỉ nên đảm nhiệm việc xây dựng khung chương trình chuẩn và rất mở để cả xã hội tham gia làm nội dung trong sự cạnh tranh lành mạnh, anh nào giỏi nhất sẽ vượt lên. Việc duy trì một bộ SGK là đi ngược lại với quy luật của sự phát triển.
* Những người soạn thảo đề án 70.000 tỉ đồng cũng chỉ ra nhiều điểm mới. Là những người đang có nhiều trăn trở trong việc tìm hướng đi cho giáo dục, các ông có nhận xét gì về dự thảo này?
- Để tiến hành một đổi mới thật sự triệt để về giáo dục, cái cần có đầu tiên và trong suốt quá trình là một tư tưởng về giáo dục chứ không phải là cần có ngay một bịch tiền. Qua thông tin từ Bộ GD-ĐT về dự thảo đề án, chúng ta biết được hai thông tin: Thứ nhất, số tiền dự chi là 70.000 tỉ đồng. Về vấn đề này chúng tôi không bình luận vì chưa biết cách thức thực hiện của Bộ GD-ĐT là như thế nào. Nếu cách làm sai thì bao nhiêu tiền cũng thành vô nghĩa. Vì vậy, nên tập trung bàn trước về cách làm.
Thứ hai, trong định hướng của chương trình, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ biên soạn theo hướng “tiếp cận năng lực”. Cụm từ này nghe rất lạ tai, có vẻ như dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà dịch không thoát. Cũng không rõ cách thức thực hiện định hướng đó như thế nào và căn cứ tâm lý học của nó là gì.
Ở VN ta, từ hơn 30 năm trước, GS Hồ Ngọc Đại và cộng sự đã bắt tay vào xây dựng một nền giáo dục mà ông gọi là “Một nền giáo dục làm hình thành những năng lực người” dựa trên nền tảng Tâm lý học phát triển (Jean Piaget), theo đó trí khôn trẻ em hình thành trong quá trình phát triển của trẻ khi “chiếm lĩnh các đối tượng học tập” thông qua “những việc làm và những thao tác học”. Những việc làm và những thao tác học đó nhất thiết phải do các chuyên gia giáo dục lành nghề tìm ra và gửi chúng nằm ngay trong chương trình học và SGK thể hiện chương trình đó.
Điều chúng tôi muốn nói là một chương trình học có chất lượng không thể được làm một cách sơ sài vội vã, không dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc, công phu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng phê phán cái tiêu cực không gì bằng làm ra một cái tích cực. Nên chúng tôi không muốn nói nhiều nữa mà tập trung vào công việc mình đã và đang đeo đuổi.
* Thế khi ra mắt những cuốn sách đầu tiên, Cánh Buồm cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý. Cánh Buồm ứng xử thế nào với việc này? Những “hạt sạn” có được tiếp thu và nhặt đi?
- Việc trưng cầu ý kiến và tiếp thu ý kiến phản biện là công việc bình thường của người làm khoa học. Tuy không phải ý kiến góp ý nào với Cánh Buồm cũng đều xác đáng nhưng chúng tôi đã tổ chức hội thảo nghiêm túc xem xét, thảo luận về các ý kiến góp ý. Những việc góp ý đúng chúng tôi đã tiếp thu, điều chỉnh ở các cuốn sách đã công bố và rút kinh nghiệm ở các cuốn sẽ ra mắt.
30 nhà quản lý giáo dục, xã hội học, giảng viên đại học cùng đại diện một số tổ chức phát triển con người trên địa bàn TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long đã bàn về vấn đề giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay qua hội thảo “Giáo dục thành nhân” do Hội Dạy nghề TP.HCM tổ chức sáng 11-6. Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đóng góp ý kiến về chương trình giáo dục thành nhân cho học sinh, sinh viên xoay quanh các hệ giá trị “tâm, dũng, năng, tin, nhẫn, trọng” do thạc sĩ Hoàng Thanh Linh - giám đốc chương trình phát triển kỹ năng Thành Nhân - biên soạn và giới thiệu. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận