TTO - đã ghi tên mình và cả nước Mỹ vào lịch sử nhân loại khi lần đầu tiên đặt chân xuống Mặt Trăng năm 1969…

… nhưng đợi đã, chính cuộc đua vào không gian với Liên Xô đã khiến nhiều người nghi ngờ rằng chiến tích này của Mỹ thực ra chỉ là giả mạo.

gày 20-7-1969, Neil Arm strong đặt chân lên Mặt Trăng, chính thức trở thành người đầu tiên đến một hành tinh khác. Sự kiện này còn đặt một dấu mốc quan trọng đối với ngành khoa học vũ trụ của cả Mỹ và thế giới.

Neil Armstrong - Huyền thoại Mặt Trăng hay màn kịch của Mỹ? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, ngay từ những năm 1970, không ít người đã lập luận rằng Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và các tổ chức liên quan đã tung "tin giả", ngụy tạo việc đáp xuống Mặt Trăng hòng đạt được mục đích chính trị.

Các giả thuyết xung quanh thực hư câu chuyện này vẫn giữ được sự quan tâm của công chúng sau gần nửa thế kỷ. 

Năm 2001, kênh truyền hình Fox đã cho ra đời một phóng sự chứng minh NASA đã ngụy tạo lần đáp đầu tiên của chiếc Apollo-11 để thắng cuộc đua vào không gian với Liên Xô.

Neil Armstrong - Huyền thoại Mặt Trăng hay màn kịch của Mỹ? - Ảnh 4.

hi đã cho rằng màn đáp Mặt Trăng của Neil Armstrong và các cộng sự là sản phẩm dàn dựng, ắt phải có một đạo diễn dàn dựng cảnh ấy. Người bị nêu tên chính là huyền thoại điện ảnh, đạo diễn Stanley Kubrick.

Neil Armstrong - Huyền thoại Mặt Trăng hay màn kịch của Mỹ? - Ảnh 6.

Ngày 21-3, Deutsche Welle cho biết Bảo tàng Điện ảnh Đức sẽ giới thiệu một triển lãm khám phá các chủ đề trí tuệ nhân tạo và chủ nghĩa hiện sinh, nhằm mục đích kỉ niệm cột mốc quan trọng trong phim ảnh mà đạo diễn Kubrick đã tạo ra từ năm 1968.

Bộ phim 2001: A Space Odyssey của Kubrick được tờ TIME mô tả "hình ảnh rực rỡ nhất xuất hiện trong lịch sử phim ảnh" phát hành tháng 4-1968, ngay trước sự kiện Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng.

Người ta đồ rằng chính Kubrick đã được mời hợp tác tạo ra những thước phim giả cảnh Apollo-11 đáp Mặt Trăng!

Neil Armstrong - Huyền thoại Mặt Trăng hay màn kịch của Mỹ? - Ảnh 7.

Trailer phim 2001: A Space Odyssey sản xuất năm 1968

Tiếp theo, Weidner chỉ ra chi tiết rằng nhà khoa học Frederick Ordway thời gian ấy làm việc cho cả NASA lẫn chương trình Apollo. Và ông Ordway, không ai khác, cũng là cố vấn khoa học cho bộ phim của Kubrick. Trong một lần bàn thảo, đoàn làm phim của Kubrick cho rằng vấn đề khó nhất vào năm 1964 là tìm cách tạo ra trong phim trường những hình ảnh trên Mặt Trăng, sao cho giống như thật.

Nghi án Kubrick - Apollo thậm chí đi khá xa khi xuất hiện rất nhiều thông tin không được kiểm chứng, những thuyết âm mưu về động cơ của việc hợp tác giữa đạo diễn này với NASA.

Năm 2015, bộ phim Moonwalkers được cho là một tác phẩm hư cấu về việc điệp viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tiết lộ sự tham gia của Kubrick trong câu chuyện Apollo.

Tháng 12 cùng năm, một đoạn video được tung lên mạng diễn tả cuộc phỏng vấn Kubrick - được cho là đã thực hiện không lâu trước khi ông này qua đời năm 1999 - trong đó vị đạo diễn lừng danh thú nhận rằng màn đáp xuống Mặt Trăng của Apollo là ngụy tạo.

Tuy vậy, ngay sau đó người ta phát hiện đoạn video phỏng vấn này là sản phẩm dàn dựng.

Neil Armstrong - Huyền thoại Mặt Trăng hay màn kịch của Mỹ? - Ảnh 9.
Neil Armstrong - Huyền thoại Mặt Trăng hay màn kịch của Mỹ? - Ảnh 10.

ột tác phẩm ra đời năm 1976 đã khơi mào cho những nghi vấn trên là cuốn We Never Went to the Moon: America's Thirty Billion Dollar Swindle (tạm dịch là Chúng ta chưa từng đến Mặt Trăng: Trò bịp 30 tỉ đô của Mỹ), do Bill Kaysing, một cựu binh Hải quân Mỹ viết.

Dù không có một tí chuyên môn nào về tên lửa hay kỹ thuật, Kaysing vẫn đứng đầu phòng xuất bản kỹ thuật của hãng Rocketdyne, công ty đã sản xuất động cơ F-1 cho tên lửa Saturn V.

Trong cuốn sách của mình, Kaysing khẳng định xác suất để NASA đưa con người lên Mặt Trăng thành công chỉ khoảng… 0.0017%. Sốc hơn, ông nói rằng ngay cả dưới sự theo dõi sát sao của Liên Xô, việc ngụy tạo cú đáp này vẫn dễ hơn nhiều so với việc thực sự hoàn thành nó.

Neil Armstrong - Huyền thoại Mặt Trăng hay màn kịch của Mỹ? - Ảnh 12.

Cả Kaysing và nhiều người khác đều đặt dấu chấm hỏi về sự vắng bóng của các vì sao trong tất cả ảnh chụp của chuyến du hành. Ngay cả những thành viên của Apollo-11 sau khi trở về cũng trả lời báo chí rằng không nhìn thấy ngôi sao nào khi đáp xuống mặt trăng.

Một dấu hỏi khác được đặt ra vì chất lượng ảnh quá cao và theo như các quan điểm trên, có dấu hiệu cắt ghép.

Ví dụ như tỷ lệ giữa các chủ thể (phi hành gia, lá cờ, tàu không gian…) không hợp lý, lá cờ bay "không thật" hay tại sao một chuyến đáp như thế không khiến đất cát tung mù trong không trung.

Ngoài ra, nhiều góc máy dường như có cùng một ngoại cảnh, trong khi các phi hành gia đã chụp ở những địa điểm cách nhau hàng dặm.

Hàng trăm nghi vấn dạng này đều đã được NASA và các cơ quan liên quan trả lời trong suốt nhiều năm qua.

Neil Armstrong - Huyền thoại Mặt Trăng hay màn kịch của Mỹ? - Ảnh 14.
Neil Armstrong - Huyền thoại Mặt Trăng hay màn kịch của Mỹ? - Ảnh 15.

ó 3 thuyết âm mưu được phe nghi ngờ lấy làm cơ sở cho rằng Mỹ và NASA có động cơ để dàn dựng cú đáp trên Mặt Trăng.

Đầu tiên phải kể đến cuộc đua vào không gian không kém phần gay go so với diễn tiến Chiến tranh Lạnh. Việc đưa được phi hành gia đến Mặt Trăng sẽ chứng tỏ sức mạnh khoa học và kỹ thuật của quốc gia. Tuy nhiên việc này vẫn quá nguy hiểm và tốn kém đối với Mỹ, nên để chiến thắng cuộc đua này họ đã làm những gì cần làm.

Nghi án thứ hai xuất phát từ vấn đề "thầm kín" hơn của NASA. Đó là cơ quan này vốn nhận được một nguồn quỹ rất lớn, trị giá 25,4 tỷ USD cho dự án du hành tới Mặt Trăng. Việc đưa phi thuyền tiếp đất thành công liên quan mật thiết tới danh tiếng của tổ chức này.

Một lý do "ngầm" khác, do Mạng lưới Những người Mỹ yêu nước năm 2009 đưa ra, giải thích rằng thành công này sẽ đánh lạc hướng dư luận khỏi Chiến tranh Việt Nam. Và tình cờ những dự án cuối đã bị hủy đúng lúc Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam.

Tuy nhiên, giáo sư James Longuski, chuyên ngành Hàng không Vũ trụ của đại học Purdue, cho rằng việc che giấu một sự thật như thế gần như là không thể. NASA sẽ phải bịt miệng hơn 400.000 người làm việc cho dự án Apollo kéo dài 10 năm, bao gồm các nhà khoa học, phi hành gia, kỹ thuật viên và công nhân…

Thực tế là, cho đến nay, chưa một ai trong số 400.000 người này lên tiếng khẳng định cú đáp lên Mặt Trăng của Apollo-11 là giả mạo.

Neil Armstrong - Huyền thoại Mặt Trăng hay màn kịch của Mỹ? - Ảnh 20.
NHẬT ĐĂNG
CƠ AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp