10/05/2023 16:25 GMT+7

Nâng trần nợ ở Mỹ bị Đảng Cộng hòa chặn ở đâu?

Nước Mỹ tiến gần đến vỡ nợ khi cuộc thương lượng nâng trần nợ giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy không mang lại tín hiệu khả quan.

Nâng trần nợ ở Mỹ bị Đảng Cộng hòa chặn ở đâu? - Ảnh 1.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trả lời phỏng vấn sau cuộc họp về việc nâng trần nợ với Tổng thống Joe Biden ngày 9-5 - Ảnh: REUTERS

Theo báo New York Times, sau cuộc họp ngày 9-5 với Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc tăng trần nợ, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy phát biểu: "Tôi không thấy bất kỳ sự nhúc nhích nào". Ông McCarthy cũng phàn nàn rằng ông Biden không có ý đàm phán.

Nếu hai bên không đạt thỏa thuận nâng trần nợ, nước Mỹ sẽ lần đầu tiên vỡ nợ, đẩy nền kinh tế vừa mới phục hồi sau đại dịch COVID-19 vào tình trạng bất ổn khó lường.

Trần nợ là gì?

Theo báo Wall Street Journal, trần nợ là công cụ được Quốc hội Mỹ sử dụng để giới hạn số tiền chính phủ liên bang được phép vay nhằm chi trả các khoản thanh toán. 

Việc nâng trần nợ không phải để phê duyệt các khoản chi mới, mà là nhằm tạo điều kiện cho Bộ Tài chính vay thêm tiền trả các khoản chi đã được thông qua.

Nếu nợ của chính phủ tiến gần mức trần này, Quốc hội Mỹ sẽ phải nâng hoặc đình chỉ việc áp mức trần nợ. 

Vì Chính phủ Mỹ luôn bội chi ngân sách nên việc nâng trần nợ cần được thực hiện liên tục.

Tranh cãi quanh điều khoản nâng trần nợ

Nâng trần nợ ở Mỹ bị Đảng Cộng hòa chặn ở đâu? - Ảnh 2.

Đầu tháng 5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo nước Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ từ ngày 1-6 - Ảnh: REUTERS

Trần nợ của Mỹ hiện là 31.400 tỉ USD. Hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Janet Yellen cảnh báo nếu không nâng trần nợ trước ngày 1-6, chính phủ liên bang có thể sẽ mất khả năng hoàn thành tất cả nghĩa vụ thanh toán.

Tuy cùng đồng ý việc tăng trần nợ, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa lại có quan điểm trái ngược về điều khoản nâng trần. 

Đảng Cộng hòa - hiện chiếm đa số tại Hạ viện - yêu cầu việc nâng trần nợ phải đi kèm với cam kết cắt giảm chi tiêu của chính phủ.

Ngày 26-4, các thành viên Đảng Cộng hòa trong Hạ viện đã thông qua dự luật nâng trần nợ thêm 1.500 tỉ USD, với điều kiện chính phủ giảm chi 4.800 tỉ USD trong 10 năm.

Tuy nhiên, Đảng Dân chủ - hiện nắm Nhà Trắng và Thượng viện - kiên định rằng việc nâng trần nợ là bắt buộc và không được có điều kiện kèm theo.

Nếu Thượng viện và Hạ viện không thể thống nhất vấn đề này, Chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ.

Vỡ nợ sẽ khiến kinh tế Mỹ phát triển lùi

Khi vỡ nợ, Chính phủ Mỹ không thể trả cho người dân một loạt khoản bắt buộc như an sinh xã hội, bảo hiểm theo chương trình Medicare, trợ cấp nuôi con, lương cho quân nhân…

Thậm chí, dịch vụ công chính phủ còn đứng trước nguy cơ phải đóng cửa một phần. Tranh cãi về việc nâng trần nợ từng góp phần khiến chính phủ liên bang đóng cửa hai lần hồi cuối năm 1995, đầu năm 1996.

Bên cạnh đó, xếp hạng tín dụng của Mỹ cũng có thể bị ảnh hưởng khi chính phủ không thể trả lãi suất trái phiếu chính phủ. 

Năm 2011, khi việc nâng trần nợ chỉ được thống nhất vào giờ chót, Tổ chức Standard&Poor’s đã hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ xuống AA+.

Đó là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ mất hạng tín dụng AAA. Đến nay, Mỹ vẫn chưa được thăng hạng lại. 

Việc mất hạng tín dụng sẽ khiến việc vay nợ trở nên đắt đỏ hơn với cả chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình.

Hội đồng Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng cảnh báo: "Kinh tế Mỹ sẽ nhanh chóng phát triển lùi. Càng vỡ nợ lâu thì thiệt hại sẽ càng lớn. Thay vì tăng trưởng mạnh mẽ như hiện tại, thị trường việc làm sẽ chứng kiến mức giảm hàng triệu nhân sự".

Trần nợ đang bị biến thành vũ khí chính trị

Từ năm 1960 đến nay, trần nợ đã được nâng 78 lần với hầu như không tranh cãi nào. Tuy nhiên, theo Hãng tin Bloomberg, trong khoảng 25 năm trở lại đây, mức trần này lại đang bị sử dụng làm vũ khí chính trị, đặc biệt là với Đảng Cộng hòa.

Hồi năm 2011, Tổng thống Barrack Obama từng phải cam kết giảm chi 2.000 tỉ USD trong vòng 10 năm để Quốc hội tăng trần nợ. 

Đến năm 2013, tranh cãi về việc tăng trần giữa ông Obama và Đảng Cộng hòa đã dẫn đến việc lần đầu tiên mức trần này bị đình chỉ áp dụng.

Trong khi đó, việc tăng trần nợ lại diễn ra tương đối suôn sẻ trong nhiệm kỳ của ông Trump và nửa đầu nhiệm kỳ của ông Biden - khi Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát ở cả Thượng viện và Hạ viện.

Mỹ có nguy cơ vỡ nợ?Mỹ có nguy cơ vỡ nợ?

Niềm tin người Mỹ đặt vào thị trường tài chính của họ đang đứng trước thử thách của hai cuộc khủng hoảng liên tiếp: ngân hàng sụp đổ và chính phủ đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp