09/12/2021 15:45 GMT+7

Nặng gánh chi phí xét nghiệm, doanh nghiệp khó tuyển lao động

N.AN
N.AN

TTO - Mặc dù có dấu hiệu phục hồi trong sản xuất kinh doanh, những khó khăn về thu hút lao động, các chi phí đầu vào gia tăng khiến doanh nghiệp đề xuất cần có chính sách hỗ trợ phù hợp.

Nặng gánh chi phí xét nghiệm, doanh nghiệp khó tuyển lao động - Ảnh 1.

Doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, chờ các hỗ trợ phù hợp - Ảnh: C.QUỐC

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân - Ban IV (Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người lao động tháng 11-2021.

Khảo sát diện rộng những khó khăn về lao động của doanh nghiệp cho thấy những tín hiệu tích cực của việc phục hồi sản xuất, kinh doanh và việc làm sau khi Chính phủ ban hành và áp dụng nghị quyết 128 để chuyển sang giai đoan "thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh".

Với gần 3.500 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 39% doanh nghiệp đang hoạt động, cao gấp 2 lần so với khảo sát hồi tháng 8-2021. Với 8.835 người lao động trả lời, gần một nửa đang có việc làm, tăng so với cách đây 3 tháng. Có 43% lãnh đạo các doanh nghiệp ở diện "đang hoạt động" vẫn luôn "tỏ ra lạc quan".

Dù vậy, đợt dịch lần thứ 4 đã tác động lớn tới doanh nghiệp, khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, chưa phục hồi hoàn toàn. Có tới 30% doanh nghiệp cho hay gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động trình độ cao. 45% cho biết phải chi trả mức thu nhập cao hơn để thu hút lao động trở lại.

Doanh nghiệp cũng đối mặt khó khăn về vốn lưu động, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, cầu thị trường yếu, chưa đảm bảo kinh doanh có lãi, còn doanh nghiệp vẫn phải chịu chi phí xét nghiệm cho lao động. Đây là áp lực rất lớn, là cấu thành lớn trong chi phí.

Có 59,3% người lao động tham gia khảo sát cho biết không có nguồn tiết kiệm để hỗ trợ cuộc sống trong bối cảnh dịch, phải dựa vào vay nợ hoặc trông chờ sự hỗ trợ từ gia đình hoặc xã hội; 41% không tìm được việc; 59% mong muốn được ký hợp đồng nếu có việc mới; 54% muốn đề nghị doanh nghiệp phải có cam kết đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện.

Đánh giá về triển vọng phục hồi, 22% doanh nghiệp ở diện "đang hoạt động" cho biết đã phục hồi như trước dịch, 45% doanh nghiệp cho biết nếu các địa phương thực hiện đúng nghị quyết 128, doanh nghiệp sẽ phục hồi trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến dưới 6 tháng.

Theo đó, doanh nghiệp kiến nghị tới Thủ tướng tạo lập môi trường làm việc an toàn, nâng cao năng lực y tế trong doanh nghiệp để duy trì liên tục sản xuất kinh doanh. Đề xuất cho doanh nghiệp có thể được ký hợp đồng với các đơn vị y tế đủ năng lực để xử trí các vấn đề phòng chống dịch. Có hướng dẫn riêng về quy trình xử lý F0 tại doanh nghiệp để luôn duy trì được hoạt động.

Để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn, cần cải thiện các quy định về thời gian, chế độ làm việc của người lao động như giờ làm thêm, các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, tăng cường kết nối ba bên "người lao động - doanh nghiệp - cơ sở đào tạo", giảm mức đóng bảo hiểm xã hội đi kèm với việc phát triển các quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện với cơ chế linh hoạt…

Về gói hỗ trợ, các kiến nghị đề xuất Chính phủ thiết kế các gói hỗ trợ đủ sâu, đủ rộng, có tính toán tới đặc thù của từng ngành và triển khai ngay trong đầu năm 2022. Đồng thời, các lãnh đạo doanh nghiệp cũng rất kỳ vọng sẽ sớm được tham dự chương trình đối thoại công - tư với lãnh đạo Chính phủ để đóng góp các giải pháp, hiến kế cho mục tiêu đảm bảo tăng trưởng hậu COVID-19.

Triển khai được gói hỗ trợ 800.000 tỉ đồng, GDP sẽ tăng thêm 1,5% Triển khai được gói hỗ trợ 800.000 tỉ đồng, GDP sẽ tăng thêm 1,5%

TTO - Nếu Việt Nam sớm triển khai gói hỗ trợ quy mô lên tới 800.000 tỉ đồng, có thể giúp tăng trưởng GDP tăng thêm 1,5%, lên mức 6-6,5% trong năm sau 2022, theo nhận định của TS Võ Trí Thành.

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp