08/06/2017 10:30 GMT+7

​Nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt trên thị trường

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Người tiêu dùng sẽ ưu tiên dùng hàng Việt đối với các sản phẩm thiết yếu trong gia đình, nhưng đối với các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, điện tử thì hàng ngoại nhập lên ngôi.

Do đó, muốn nâng tầm sản phẩm, doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0”. 

Đó là nhận định của các chuyên gia trong hội thảo “Làm gì để nâng cao sức cạnh tranh hội nhập cho doanh nghiệp Việt” do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại TP. Đà Nẵng tổ chức ngày 7-6 tại Đà Nẵng.

Hội thảo nhằm công bố nghiên cứu thị trường miền Trung nói chung và xu hướng của người tiêu dùng Đà Nẵng đối với việc sử dụng hàng Việt trong gia đình. 

Dự hội thảo có các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế, thị trường, đại diện các doanh nghiệp tham gia Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại Đà Nẵng, các bạn trẻ là chủ dự án khởi nghiệp. 

Theo báo cáo nghiên cứu, hiện nay, mua sắm vì mục đích thiết yếu không còn là mối bận tâm lớn của người Việt, mà mục đích quan trọng hiện nay là để giải trí. Do đó, các trung tâm thương mại trở nên thu hút đối với người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trong độ tuổi thanh niên và trung niên.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng khu vực miền Trung vẫn có thói quen sử dụng chợ truyền thống, chiếm 2/3 thị phần, nhưng có xu hướng giảm ở hầu hết các mặt hàng so với trước đây. 51% người tiêu dùng cho biết mức chi tiêu bình quân của họ mua sắm tại các siêu thị tăng, trong khi tỉ lệ này ở các kênh phân phối truyền thống chỉ chiếm khoảng 30%.

Qua khảo sát mức độ ưu tiên trong tiêu dùng, 70-95% người tiêu dùng chọn hàng Việt đối với các nhu yếu phẩm, nông sản, gia dụng, hàng dệt may… Nhưng tỉ lệ hàm lượng công nghệ, điện tử trong sản phẩm càng lớn thì hàng ngoại nhập lên ngôi.

Điều đáng quan tâm là một bộ phận người tiêu dùng tiềm năng (trẻ, có trình độ và thu nhập cao) đang có xu hướng chuyển dịch lựa chọn và sử dụng sản phẩm ngoại nhập.

Trước thực trạng trên, các chuyên gia cũng đưa ra một số định hướng phát triển cho doanh nghiệp Việt nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Qua đó, giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp thấy rõ tổng quan thị trường tiêu dùng năm 2017 ở trong nước, khu vực miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng.

Qua đó, nhìn nhận được toàn cảnh để nhận định cơ hội, khó khăn, đưa ra giải pháp tiếp cận thị trường và các đối tượng tiêu dùng; thực hiện chuẩn hội nhập để nâng cao chất lượng, uy tín, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế và nội địa. 

Đặc biệt, các chuyên gia cũng phân tích các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp, xây dựng mạng lưới khởi nghiệp cho các bạn trẻ. Chú trọng đến khởi nghiệp bằng công nghệ và khởi nghiệp trong nông nghiệp trên cơ sở xây dựng thế mạnh bản địa bằng công nghệ theo hướng khai thác và phát triển các tài nguyên bản địa để xây dựng sản phẩm xanh sạch, đưa giá trị gia tăng vào khởi nghiệp một cách có hiệu quả.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng được giới thiệu về bộ tiêu chí “hàng Việt Nam chất lượng cao-chuẩn hội nhập”; tổng quan thị trường tiêu dùng năm 2017; xu thế ứng dụng kỹ thuật số trong tiếp thị và kinh doanh. 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp