Người dân chờ khám bệnh tại một bệnh viện ở Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Những vấn đề này đã được chuyên gia đến từ Bộ Y tế và bệnh viện tuyến trung ương giải đáp trên tuoitre.vn từ 9-10h30 sáng nay 28-10.
Theo thống kê, mỗi năm người Việt chi 2-3 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh, một phần do tâm lý sợ dịch vụ y tế trong nước chưa tốt, chưa đảm bảo nhu cầu...
Còn với những người khám chữa bệnh trong nước, phần đông tránh đi bệnh viện ở địa phương mà sẵn sàng vượt tuyến để lên tuyến trung ương, tuyến tỉnh khám chữa bệnh cho yên tâm.
Nhưng khó khăn là bệnh viện tuyến trên luôn quá tải, người bệnh phải đi rất xa. Đi từ sáng sớm để được khám chữa bệnh, nhưng đến nơi họ lại phải chờ lâu, có khi thời gian khám chỉ được tính theo phút, và cũng rất ít được tư vấn kỹ càng để có thể phòng bệnh và điều trị tại nhà một cách hiệu quả.
Mặc dù các bệnh viện đã có nhiều cải tiến để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, từ cơ sở vật chất ở nơi chờ khám, đến buồng bệnh, phòng bệnh... nhưng một vấn đề thiết yếu nữa là tinh thần, thái độ phục vụ của y bác sĩ.
Để hiểu hơn về nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, về những "điểm yếu" mà người bệnh đang lo ngại, những mong muốn của người dân với dịch vụ y tế... báo Tuổi Trẻ phối hợp Bộ Y tế tổ chức buổi giao lưu trực tuyến chủ đề "Nâng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, phải làm gì?" trên Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) với sự tham gia của hai vị khách mời:
- Ông Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
- Ông Nguyễn Quang Tuấn, đại biểu Quốc hội, giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.
Ông Nguyễn Quang Tuấn và ông Lương Ngọc Khuê (thứ hai và ba từ trái sang) tại buổi giao lưu sáng 28-10 - Ảnh: MAI THƯƠNG
MỜI BẠN ĐỌC THEO DÕI NỘI DUNG TƯ VẤN:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận