16/07/2024 10:09 GMT+7

Nạn ném đá vào tàu hỏa sao cứ lặp đi lặp lại, cách nào trị dứt?

Nạn ném đá vào tàu hỏa đang chạy lại tái diễn thời gian gần đây, có trường hợp lái tàu bị thương phải đi cấp cứu. Bạn đọc bức xúc đặt câu hỏi: Chẳng lẽ không có cách nào trị dứt điểm tình trạng này?

Tàu hỏa đi qua Quảng Ngãi bị ném đá vỡ cửa kính nhiều lần khiến ngành đường sắt lo lắng - Ảnh: TRẦN MAI

Tàu hỏa đi qua Quảng Ngãi bị ném đá vỡ cửa kính nhiều lần khiến ngành đường sắt lo lắng - Ảnh: TRẦN MAI

Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, mới đây tàu hỏa bị ném đá qua cửa sổ buồng lái khi đang chạy giữa ga Mậu A và Mậu Đông ở Yên Bái, một lái tàu bị thương ở đầu phải đi cấp cứu vào nửa đêm.

Trước đó, tàu hỏa chạy qua Quảng Ngãi cũng liên tục bị ném đá làm vỡ kính toa xe, ngành đường sắt phải "cầu viện" trợ giúp để ngăn chặn tình trạng này.

Trong các địa phương, Khánh Hòa là nơi xảy ra nhiều vụ ném đá lên tàu hỏa đang chạy nhất nhưng đến nay vẫn chưa xử lý được ai.

Chuyện từ mấy chục năm trước, sao cứ để tái diễn?

Theo bạn đọc Phạm Thiết Hùng: "Câu chuyện tàu hỏa bị ném đá xảy ra đã lâu, từng gây nhiều tai nạn cho hành khách, thiệt hại rất lớn tài sản của Nhà nước. Ngành đường sắt đã phải hàn lưới sắt cửa sổ tàu, rất mất mỹ quan toa xe. Không ngờ bây giờ tình trạng đó lại tái diễn".

Tài khoản camp****@gmail.com cũng cho rằng: Vấn nạn này không hề mới, từ mấy chục năm trước rồi mà sao không xử lý dứt điểm được?

"Sao không lắp camera trên đầu và thân tàu. Hoàn toàn có thể bắt được thủ phạm bằng phương pháp này. Chứ chỉ lắp camera cố định tại một số điểm giao cắt với đường sắt có trạm điều phối thì khó mà tìm ra thủ phạm" - bạn đọc Nguyễn nêu ý kiến.

Độc giả có địa chỉ email phun****@gmail.com viết: "Hành vi ném đá vào đoàn tàu quá nguy hiểm. Nếu lái tàu bị thương mà mất kiểm soát thì rất nguy hiểm cho hàng trăm người đi tàu. Phải nghiêm trị thật nặng những người này, không thì sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường".

Bạn đọc Trần Văn Tiến đề nghị: "Cơ quan chức năng cần có biện pháp phạt thật nặng những người ném đá vào tàu. Nếu đối tượng chưa đủ tuổi thì áp dụng biện pháp phạt người giám hộ, còn đủ tuổi thì truy cứu trách nhiệm hình sự để làm gương cho người khác".

"Nếu người ném đá là thanh thiếu niên chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm thì cứ phạt người giám hộ bằng cách phạt hành chính thật nặng và đền bù tổn thất. Đảm bảo lần sau các cháu sẽ được người giám hộ dạy dỗ sát sao hơn" - tài khoản Hung viết.

Độc giả tên Huong chia sẻ: "Hành vi nguy hiểm này ảnh hưởng an toàn hàng trăm người trên tàu, phải xử lý nghiêm. Nếu đối tượng vị thành niên thì cho đi giáo dưỡng. Nếu còn tái phạm sẽ xử lý tăng nặng".

Trong khi đó, theo tài khoản Người dân, nên giao cho chính quyền địa phương phối hợp với nhà trường nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ném đá lên tàu tuyên truyền, giáo dục trẻ vị thành niên không vi phạm.

Có thể bị xử lý hình sự nếu ném đá gây thương tích

Theo luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM), hành vi ném đá lên tàu hỏa rất nguy hiểm, nhất là khi tàu đang chạy thì càng nguy hiểm, có thể gây thương tích và xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng đối với người trên tàu. Đồng thời hành vi này còn có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, công dân.

Các cơ quan chức năng cần xác minh, làm rõ hành vi vi phạm để xử lý đúng theo quy định pháp luật.

Hành vi ném đá vào tàu hỏa nếu làm người khác bị thương nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với hành vi vô ý.

Phạt tiền từ 5-8 triệu đồng đối với hành vi cố ý. Người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm (theo nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Trường hợp ném đá vào tàu hỏa đang chạy, nếu gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe đủ để cấu thành tội hình sự thì có thể bị xử lý hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (theo điều 178 Bộ luật Hình sự) với hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm.

Hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (điều 134 của Bộ luật Hình sự) với hình phạt tù cao nhất đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Bạn đọc Nguyễn Thị Hiếu đề nghị: "Cần thường xuyên tuyên truyền người dân quanh khu vực đường tàu, viết cam kết. Nếu phát hiện có người ném đá vào đoàn tàu thì có thể xét xử lưu động để răn đe".

Xe lửa bị ném đá, lái tàu vỡ đầu phải đi cấp cứuXe lửa bị ném đá, lái tàu vỡ đầu phải đi cấp cứu

Xe lửa bị ném đá qua cửa sổ buồng lái khi đang chạy giữa ga Mậu A và Mậu Đông ở Yên Bái, khiến một lái tàu bị thương ở đầu, chảy nhiều máu phải đi cấp cứu vào giữa đêm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp