16/09/2023 11:05 GMT+7

Nam Phương hoàng hậu qua góc nhìn báo chí

Đã có nhiều tư liệu viết về Nam Phương hoàng hậu - hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam. Còn báo chí thời trước đã nhìn nhận về bà như thế nào?

Sách Nam Phương hoàng hậu: Vị quốc mẫu tân thời qua tư liệu báo chí (1934-1945) - Ảnh: L.Đ

Sách Nam Phương hoàng hậu: Vị quốc mẫu tân thời qua tư liệu báo chí (1934-1945) - Ảnh: L.Đ

Tác giả Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính đã nghiên cứu và giải đáp trong quyển sách Nam Phương hoàng hậu: Vị quốc mẫu tân thời qua tư liệu báo chí (1934-1945) do NXB Tổng Hợp TP.HCM ấn hành.

Sách dày 190 trang gồm ba chương: Duyên phận hoàng hậu, Chánh vị trung cung và Mẫu nghi thiên hạ.

Trong suốt 11 năm, từ 1934-1945, tức là thời gian tại vị ngôi hoàng hậu của Nam Phương hoàng hậu, báo chí ba kỳ liên tục đăng tin bài về bà trên những tờ báo như Tràng An báo, Hà Thành ngọ báo, Điễn tín, Phụ nữ tân văn...

Cuốn sách cung cấp thêm góc nhìn về cuộc hôn nhân của hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương từ báo chí thời đó.

Đây là cuộc hôn nhân "có một không hai" của vị hoàng đế và hoàng hậu cuối cùng. Cả vua và hoàng hậu đều từng du học tại Pháp. Tiếp nhận giáo dục và văn hóa phương Tây, họ có tư tưởng cởi mở, tiến bộ.

Báo chí thời đó liên tục phân tích về mối hôn sự này. Có lẽ đây là lần hiếm hoi vua chọn hoàng hậu theo ý mình. Mà người hôn phối không thuộc dòng dõi quý tộc, mà là con cháu một gia đình giàu có bậc nhất xứ Nam Kỳ.

Vua Bảo Đại cưới bà về cũng "dẹp" luôn tam cung lục viện, và ngay ngày kết hôn đã phong bà làm hoàng hậu - một điều cực kỳ hiếm hoi trong 13 đời triều Nguyễn.

Lễ cưới của họ được báo chí tường thuật liên tục từ cuộc đưa dâu ở Nam Kỳ ra tới xứ Huế, rồi tất cả các lễ nghi của hoàng tộc. 

Rồi cả tên hiệu mà vua Bảo Đại đặt cho bà là Nam Phương mang ý nghĩa hương thơm dịu dàng của phương Nam.

Tờ Ngọ báo còn cải chính tên ban đầu là Nam Hương nhưng bị ghi nhầm thành Nam Phương.

Báo giới thời ấy có vẻ rất ưu ái một vị hoàng hậu xinh đẹp, Tây học bởi bà biết dung hòa giữa truyền thống và hiện đại. 

Bà tháp tùng cùng chồng trong những chuyến quan hệ ngoại giao, chăm lo hậu cung, hoạt động xã hội tích cực.

Bà chú trọng đến phát triển giáo dục nước nhà, khuyến khích nữ giới đến trường và cổ vũ họ thể hiện bản thân, tham gia công tác xã hội. Nhiều chuyến thăm của hoàng hậu đến các trường ở Đà Lạt, Trường nữ sinh Đồng Khánh... đều được thông tin đầy đủ.

Bà sâu sát với người dân, đặc biệt là những người dân nghèo khổ, với rất nhiều hoạt động thiện nguyện. Bà làm chủ tịch danh dự của nhiều hội từ thiện. Không chỉ quyên góp, bà còn thường xuyên bỏ tiền túi hỗ trợ hoạt động.

Là hoàng hậu cuối cùng khi chế độ quân chủ ở Việt Nam sụp đổ, với bà có lẽ còn nhiều góc khuất và nỗi niềm. Thế nhưng, 11 năm trong vai trò của mình, hoàng hậu đã để lại cho hậu thế sự kính trọng với một vị quốc mẫu xinh đẹp, trí thức, đoan chính và trên hết là vì dân.

Tìm nhà Nam Phương hoàng hậu ở Pháp: 10 năm cho 1 cuộc viếng thămTìm nhà Nam Phương hoàng hậu ở Pháp: 10 năm cho 1 cuộc viếng thăm

TTCT - 11h ngày 30-3-2022, trên chiếc xe hơi thuê ở ga Paris Montparnasse, tôi và vợ khởi hành một hành trình hàng trăm cây số tìm về làng Chabrignac, nơi có mộ và nhà Nam Phương hoàng hậu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp