01/02/2013 16:07 GMT+7

Nam giới viêm cột sống dính khớp nhiều hơn

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)
ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)

TTO - Viêm cột sống dính khớp thường xảy ra ở nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ là 3:1. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc vì có nhiều tác dụng phụ.

Một bạn đọc hỏi: "Em trai cháu năm nay 18 tuổi. Cách đây khoảng nửa năm em cháu bắt đầu bị đau ở vùng dưới thắt lưng và ở háng. Em cháu đã đi khám và chụp X-quang nhưng bác sĩ kết luận chỉ bị viêm cột sống và kê thuốc cho uống.

Em cháu uống nhưng chỉ thấy đỡ đau chứ không khỏi hẳn. Thời gian gần đây mỗi khi đi lại nhiều thường bị đau ở háng và dưới gót chân. Xin bác sĩ cho biết em cháu bị bệnh gì và phải điều trị như thế nào?".

- Trả lời của ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH - Phòng mạch online:

- Theo bạn mô tả, chúng tôi không loại trừ bệnh lý viêm cột sống dính khớp. Viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis) là bệnh toàn thân có liên quan tới yếu tố gen HLA-B27. Bệnh có đặc điểm là rối loạn hệ thống đặc trưng bởi viêm cột sống và các khớp lớn ở chân tay, đau lưng nhiều vào ban đêm và cột sống bị cứng, lâu ngày có thể dẫn tới gù, có thể kèm thêm các bệnh của các cơ quan khác như viêm mống mắt, có thể biểu hiện trên hệ tim mạch và khó thở.

jcgIXseL.jpgPhóng to

Bệnh thường xảy ra ở nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ là 3:1. Khi làm các xét nghiệm thấy tốc độ máu lắng tăng cao, CRP tăng cao biểu hiện tình trạng viêm. Khi chụp X-quang thường quy khu trú cho thấy có tình trạng viêm khớp cùng chậu. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo tiêu chuẩn New York bao gồm bệnh nhân có viêm khớp cùng chậu trên phim X-quang và một trong số các biểu hiện sau:

1- Hạn chế cử động của cột sống trên cả hai mặt phẳng trán và dọc.

2- Hạn chế sự giãn nở của lồng ngực.

3- Tiền sử đau lưng do viêm, phân biệt với đau lưng không do viêm ở chỗ đau lưng do viêm xảy ra ở tuổi nhỏ hơn 40, khởi phát từ từ, cứng vào buổi sáng, cải thiện khi hoạt động và kéo dài hơn 3 tháng trước khi cần phải đi khám bệnh.

CT Scan và MRI sẽ cho thấy các biến đổi trên cột sống và khớp cùng chậu sớm hơn so với X-quang thường quy. Khi bệnh tiến triển lâu (thường hơn 10 năm) X-quang thường quy sẽ cho thấy hình ảnh dính cột sống, cột sống sẽ có hình cây tre, do đó bệnh này cũng có tên như vậy.

Về điều trị mục tiêu là giảm đau và hạn chế sự cứng khớp. Thuốc đầu tay vẫn là nhóm kháng viêm không steroide với liều thấp nhất có thể giảm đau được. Khi thuốc này không còn tác dụng hay gây ra tác dụng phụ, các thuốc khác có thể dùng bao gồm sulfasalazine, methotrexate. Corticoide chích vào khớp có thể giúp cải thiện triệu chứng đau. Biện pháp vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ việc điều trị bằng cách giữ cho lực cơ tốt, giúp các khớp và cột sống mềm dẻo tránh bị tàn phế.

Tuy nhiên đây chỉ là sự phỏng đoán của chúng tôi, bạn có thể đi khám để làm lại các xét nghiệm cần thiết để xem thật sự là bệnh gì, các thuốc điều trị đau khớp có khá nhiều tác dụng phụ nên bạn cần được bác sĩ tư vấn về cách dùng thuốc.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected].

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

TTO thực hiện

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp