Một em nhỏ tỏ ra mệt mỏi khi di chuyển dưới trời nắng nóng trên đường Phạm Văn Đồng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, do rãnh áp thấp phía bắc nối với vùng áp thấp nóng phía tây bị nén xuống phía nam nên ngày 17-2, tình trạng vẫn còn xảy ra ở các tỉnh miền Đông và khu vực TP.HCM.
Nhiệt độ cao nhất trong ngày dao động từ 35-36 độ C. Tuy nhiên, trong những ngày sắp tới, rãnh áp thấp này có xu hướng suy yếu và mờ dần nên tình trạng nắng nóng sẽ thu hẹp cả về phạm vi lẫn cường độ và chỉ còn xảy ra cục bộ.
Cũng theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, hiện trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai đang xuất hiện đợt .
Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 21 và 22-2 ở mức 1,45-1,5m (xấp xỉ hoặc thấp hơn mức báo động 3).
Đỉnh triều này có thể gây ngập nhẹ tại một số khu vực trũng thấp trên địa bàn TP.HCM.
Bắc Bộ tiếp tục mưa, dông
Mưa đá tại trung tâm huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - Ảnh: TTXVN
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở một số nơi thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa đo được từ 19h ngày 16-2 đến 7h ngày 17-2 tại Bắc Mê (Hà Giang) 48mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 65mm, Bảo Lạc (Cao Bằng) 29mm, Thanh Hóa 68mm, Tương Dương (Nghệ An) 40mm…
Do ảnh hưởng của hội tụ trong đới gió tây trên cao, mưa sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng ở phía đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; vùng núi Việt Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ có nơi mưa rất to và rải rác có dông.
Lượng mưa phổ biến 30-70mm trong 24 giờ. Riêng ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, có nơi 50-100mm trong 24 giờ. Nhiệt độ thấp nhất tại các tỉnh phía Bắc từ 20-27 độ C. Trời lạnh về đêm và sáng sớm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận