13/10/2023 17:38 GMT+7

Năm 2024 sẽ áp dụng xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền

Khuôn mặt khi chuyển tiền và khuôn mặt lưu trong con chip của căn cước công dân gắn chip phải là một. Biện pháp này sẽ ngăn chặn tình trạng thuê, mượn, mua, bán tài khoản ngân hàng, lừa đảo như thời gian qua.

Ngân hàng Nhà nước dự kiến quy định từ ngày 1-4 năm sau phải xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền để phòng tránh lừa đảo, mất tiền - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngân hàng Nhà nước dự kiến quy định từ ngày 1-4 năm sau phải xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền để phòng tránh lừa đảo, mất tiền - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tại hội thảo "Chuyển đổi số tài chính, ngân hàng và cơ hội của nông dân" do báo Nông Thôn Ngày Nay/điện tử Dân Việt tổ chức ngày 13-10, giải pháp bảo mật thông tin khách hàng, phòng tránh lừa đảo gian lận đánh cắp tiền trong tài khoản của khách hàng là nội dung được tập trung phân tích.

Trung tá Triệu Mạnh Tùng - phó cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an - cho biết số lượng người coi lừa đảo là một nghề để hoạt động rất lớn, số vụ việc lừa đảo khi chuyển tiền xảy ra trên phạm vi rất rộng, thậm chí có sự cấu kết với nước ngoài.

Chúng lợi dụng thông tin cá nhân của khách hàng bị lộ lọt trên mạng xã hội để lừa đảo, dẫn dắt qua các hình thức như được hưởng hoa hồng, quà tặng...

Để bảo vệ tài khoản của khách hàng, ông Phạm Anh Tuấn - vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - cho biết Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu tất cả tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, khi gửi tin nhắn, email đến người tiêu dùng, khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng đường link, bởi việc giả mạo đường link trong tin nhắn đã khiến nhiều người tiêu dùng bị lừa.

Ngân hàng Nhà nước cũng đang nghiên cứu biện pháp xác thực bằng khuôn mặt qua thu thập dữ liệu từ căn cước công dân.

"Dự kiến từ 1-4-2024 sẽ áp dụng việc xác thực khuôn mặt chủ tài khoản qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi giao dịch. Khuôn mặt khi thực hiện giao dịch và khuôn mặt lưu trong con chip của căn cước công dân gắn chip phải là một.

Khi đó, chúng tôi tin rằng tình trạng lừa đảo, gian lận khó xảy ra. Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng kẻ gian thuê mượn, mua bán tài khoản, ví điện tử, góp phần giảm gian lận lừa đảo tiền của người dân", ông Tuấn nhận định.

Để thực hiện được việc này, Ngân hàng Nhà nước cho biết hạn cuối là 31-12, các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán phải kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo Ngân hàng Nhà nước, cả nước hiện có 140 triệu thẻ ngân hàng, bao gồm 103 thẻ nội địa, 37 triệu thẻ quốc tế. Tính đến nay đã có 150 triệu tài khoản được mở, trong đó số tài khoản của người trưởng thành chiếm hơn 77%.

Đáng chú ý, 108 triệu thẻ và 27 triệu tài khoản mở bằng phương thức điện tử eKYC.

Đối với tài khoản mobile money, có 5,2 triệu, trong đó 3,6 triệu tài khoản được đăng ký và sử dụng ở nông thôn.

Làm gì để bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo?Làm gì để bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo?

Nhằm bảo vệ tài khoản ngân hàng của khách hàng và tiếp nối thành công chương trình Ngày không tiền mặt 2023, ngày 19-9 báo Tuổi Trẻ phối hợp Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội thảo "Bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp