09/12/2021 19:42 GMT+7

Năm 2022, dòng tiền mua bán, sáp nhập sẽ đổ vào lĩnh vực nào?

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Năm 2022 được trông đợi với sự phục hồi nhanh của thị trường thế giới, nhất là các nền kinh tế đối tác của Việt Nam, dòng tiền đổ vào Việt Nam thông qua hình thức mua bán, sáp nhập (M&A) được dự báo sẽ sôi động hơn.

Năm 2022, dòng tiền mua bán, sáp nhập sẽ đổ vào lĩnh vực nào? - Ảnh 1.

Thị trường M&A Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong năm 2022 - Ảnh: HẢI KIM

Sự thu hút M&A ngày càng tăng tại Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét không chỉ qua sự tăng trưởng của tổng giá trị giao dịch, mà còn qua giá trị bình quân trong mỗi giao dịch, khi ngày càng nhiều thương vụ có giá trị trên 100 triệu USD được ghi nhận.

Đưa ra nhận định này tại Diễn đàn M&A 2021 do báo Đầu Tư tổ chức ngày 9-12, ông Warrick Cleine - chủ tịch kiêm tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia - cho rằng các doanh nghiệp đã xem M&A như một chiến lược quan trọng trong sự phát triển của họ.

Trong năm 2021, dù gặp nhiều trở ngại nhưng thị trường M&A của Việt Nam vẫn tăng trưởng 17,9% so với năm ngoái, tính đến tháng 10-2021, đạt 8,8 tỉ USD. 

"Ngành tiêu dùng thiết yếu, tài chính và bất động sản tiếp tục thu hút nhiều M&A, hưởng lợi từ nhu cầu cao về nhà ở, dịch vụ tài chính và hàng hóa tiện lợi", ông Warrick Cleine nói. 

Ông Masataka "Sam" Yoshida - giám đốc toàn cầu dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation - cũng cho biết dù chịu ảnh hưởng của COVID-19 nhưng Việt Nam vẫn lọt top 3 cùng Singapore về giá trị giao dịch M&A của nhà đầu tư Nhật Bản. Các lĩnh vực mà Nhật Bản muốn rót vốn vào Việt Nam gồm xây dựng hạ tầng, logistics, bán lẻ tiêu dùng và năng lượng sạch.

"Số lượng giao dịch giảm trong năm qua nhưng giá trị giao dịch đã đạt tới 416 triệu USD, gấp 2,95 lần so với năm 2017. Làn sóng các công ty Nhật Bản tiến hành thủ tục đầu tư tại Việt Nam dự báo tăng mạnh, thậm chí có nhiều thương vụ sẵn sàng ký kết online", ông Masataka "Sam" Yoshida, nói. 

Năm 2022 cũng trông đợi sự phục hồi nhanh của thị trường thế giới, nhất là các nền kinh tế đối tác của Việt Nam, sự trở lại mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào châu Á mà ở đó, Việt Nam luôn là một địa chỉ được nhấn mạnh. Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, UVFTA… sẽ tiếp tục đóng vai trò thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng.

Theo ông Lê Khánh Lâm - chủ tịch RSM Việt Nam, ngành du lịch, hàng không, bán lẻ chịu nhiều thiệt hại nặng nề bởi dịch COVID-19. Vì vậy năm 2022, nhu cầu tìm nguồn vốn để cân đối lại các tổn thất sẽ gia tăng cơ hội cho các hoạt động M&A trong những lĩnh vực này. 

Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo, dược phẩm, viễn thông và cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. 

"Chúng tôi có những thương vụ và giao dịch mà thời gian chuẩn bị dài hơn nên phải để tới năm sau mới hoàn thành. Nhiều dòng tiền từ nội địa và quốc tế tìm cách đổ vào Việt Nam sẽ làm sôi động các mảng này", ông Lâm nói. 

​Bùng nổ mua bán, sáp nhập ​Bùng nổ mua bán, sáp nhập

TTO - Hơn 3 tỉ USD đã được rót vào các hoạt động chuyển nhượng mua bán, sáp nhập (M&A) tại VN chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016 ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Mua bán sáp nhập
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp