Công nhân thi công công trình chống sạt lở tại khu vực sông Mương Chuối, huyện Nhà Bè - Ảnh: L.PHAN
Tuy nhiên có 3 điểm mới phát sinh. Trong 35 điểm sạt lở còn tồn tại có 20 điểm đặc biệt nguy hiểm và 15 điểm nguy hiểm.
Trước tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp, Sở GTVT kiến nghị UBND TP chỉ đạo các quận, huyện tổ chức di dời khẩn các hộ dân còn sinh sống trong khu vực sạt lở.
Vấn đề cấp thiết trong công tác di dời hiện nay được sở nhận định là công tác đền bù giải phóng mặt bằng và cam kết thời gian bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án xây dựng kè phòng chống sạt lở.
Hiện nay việc thi công các công trình kè còn vướng do tiến độ di dời dân thực hiện chậm vì vướng mắc chính sách hỗ trợ, đền bù.
Để giải quyết được khó khăn này Sở GTVT kiến nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung, khẩn trương tổ chức thẩm định, phê duyệt đơn giá T1, T2 để đẩy nhanh tiến đền bù giải phóng mặt bằng.
Nhà dân chưa bàn giao mặt bằng khiến công trình thi công kè chống sạt lở bị tạm dừng - Ảnh: L.PHAN
Trước đó vào ngày 16-6, tại địa bàn huyện Cần Giờ đã xảy ra hai vụ sạt lở khiến 6 hộ dân phải di dời khẩn cấp.
Đối với 3 vị trí sạt lở phát sinh mới, Sở Giao thông vận tải đã giao Khu Quản lý đường thủy nội địa triển khai các dự án xây dựng kè phòng, chống sạt lở, cụ thể như sau: Vị trí số 1: Bờ phải rạch Tra, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, sạt lở đường vào Nhà máy Tân Hiệp. Mức độ sạt lở nguy hiểm, hiện đang lập dự án đầu tư xây dựng kè.
Vị trí số 2: Bờ phải sông Chợ Đệm - Bến Lức, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Mức độ sạt lở đặc biệt nguy hiểm, đang trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định chủ trương đầu tư công.
Vị trí số 3: Bờ phải rạch Bàu Le (thượng lưu cầu Bàu Le), xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Mức độ sạt lở nguy hiểm, Khu Quản lý đường thủy nội địa đang lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công trình thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư trong tháng 7 năm 2018.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận