17/02/2017 08:23 GMT+7

Năm 2016, 6 phụ nữ có thai nhiễm Zika bỏ thai, thai lưu

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Ông Nguyễn Thanh Long, thứ trưởng Bộ Y tế, đã nhận xét như vậy tại hội nghị tăng cường công tác chống dịch khu vực phía Nam, được Bộ Y tế tổ chức tại Viện Pasteur TP. HCM ngày 16-2.

Theo ông Long, hai dịch bệnh này là sốt xuất huyết và Zika. Nhiều khu vực bệnh sốt xuất huyết tăng thì Zika cũng tăng theo.

6 phụ nữ có thai nhiễm Zika bỏ thai, thai lưu

Cũng tại hội nghị này, PGS.TS Phan Trọng Lân - viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM - cho biết từ tháng 3-2016 đến nay, tại khu vực phía Nam có 227 ca nhiễm bệnh do virút Zika. TP.HCM có số ca mắc nhiều nhất với 207 ca, sau đó đến Đồng Nai (7 ca), Bình Dương (6 ca), Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng đều có 1 ca.

Trong năm 2016, khu vực phía Nam có 41 thai phụ bị nhiễm virút Zika, trong đó 6 trường hợp phải bỏ thai hoặc thai lưu, 9 trường hợp đã sinh con và 26 trường hợp đang được theo dõi. Tuy nhiên, những tỉnh chưa phát hiện có ca nhiễm cũng nên củng cố hệ thống giám sát vì Zika tất yếu sẽ có mặt ở khắp nơi.

Trong quá trình thực tế lấy mẫu giám sát, các chuyên gia có nhận định rằng khi nào bệnh sốt xuất huyết tăng thì số mẫu lấy để giám sát Zika cũng tăng theo.

Nguy hiểm vì ít có biểu hiện lâm sàng

Theo PGS Phan Trọng Lân, 80% các ca bệnh do virút Zika không có biểu hiện lâm sàng nên nguồn bệnh, sự lây lan của bệnh rất dễ dàng. Do vậy không chỉ bảo vệ những người chưa mắc mà cần bảo vệ cả những người đã mắc để không bị lây lan. Bệnh do virút Zika gây dị tật thai nhi.

PGS Phan Trọng Lân dự báo sẽ gia tăng bệnh do virút Zika trong năm 2017 ở các tỉnh khu vực phía Nam. Nếu không có kế hoạch ứng phó dịch bệnh do virút Zika từ đầu năm sẽ có khả năng bùng phát dịch.

Ông Nguyễn Thanh Long cho rằng phải luôn cảnh giác, đề phòng với những dịch bệnh nguy hiểm, có khả năng xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Khu vực phía Nam cần tập trung phòng chống những dịch bệnh đang hiện hữu như sốt xuất huyết, Zika, tay chân miệng.

Thứ trưởng đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thiện kế hoạch phòng chống dịch năm 2017, trình UBND phê duyệt, xây dựng kịch bản trong phòng chống dịch bệnh khi có ca bệnh, nhiều ca bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng không có thuốc điều trị đặc trị, văcxin phòng ngừa nên các đơn vị cần đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế để giảm số ca tử vong xuống đến mức thấp nhất.

Số người sốt xuất huyết ở Tây nguyên tăng gần 5 lần

Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên cho biết số ca mắc bệnh sốt xuất huyết của 4 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum trong năm 2016 là 32.457 ca, tăng gấp 4,8 lần so với số ca mắc bệnh sốt xuất huyết của 4 tỉnh này trong năm 2015.

Nguyên nhân bùng phát dịch sốt xuất huyết tại Tây nguyên là do trong năm 2016 Tây nguyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng El Nino. Khi nhiệt độ tăng đã tạo điều kiện cho muỗi, bọ gậy và lăng quăng phát triển. Ngoài ra có thể do tích tụ các ca bệnh rải rác từ nhiều năm trước...

THÙY DƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp