19/01/2015 06:00 GMT+7

​Năm 2015, nhân sự tài chính - ngân hàng tăng 14%

ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG
ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG

TTO - Đó là khẳng định của ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM.

Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thị trường lao động phát triển.

Theo ông Tuấn, năm 2015, khi cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thị trường lao động phát triển.

Ở nhóm ngành tài chính ngân hàng, ông Tuấn phấn khởi nói: “Sau thời gian tái cấu trúc, trong năm 2015 nhiều doanh nghiệp sẽ liên kết lại để tạo một nguồn nhân lực mới, vì vậy nhóm ngành này sẽ tăng khoảng 14%”.

Lý giải cho dự báo này, ông Cao Sỹ Kiêm - Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội cho biết: “Năm 2014 là năm khó khăn nhất của ngành ngân hàng vì phải bố trí lại nhiều nhân sự của ngành. Những năm trước đó, kinh tế đang lao dốc nhưng năm 2014 có hai tác động rất lớn là nợ xấu tăng cao và cho vay không được làm ngân hàng co lại kể cả về doanh số, nhân sự lẫn lợi nhuận”.

>> Ông Cao Sỹ Kiêm

Ông Cao Sỹ Kiêm phân tích: Bước sang năm 2015, kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển. Kinh tế Mỹ phục hồi tích cực, EU khắc phục được nợ công, kinh tế Nhật Bản tiến lên, kinh tế Trung Quốc có phần chững lại nhưng không tác động nhiều đến kinh tế thế giới.

“Cổ phiếu ngân hàng bắt đầu có chuyển biến tốt hơn, nhiều ngân hàng cơ cấu lại, tăng thêm nhân sự. Tổng dư nợ tăng khoảng 15%, số nhân sự thải trước đó nhiều nên bây giờ phải bù lại. Những ngân hàng phát triển mạnh sẽ có thêm một số nghiệp vụ, biên chế, vì thế cũng tăng lên” - ông Kiêm nói.

>> Ông Cao Sỹ Kiêm

Người lao động cần đòi hỏi cao chính mình

Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: “Cuối 2015, khi Việt Nam hội nhập cộng đồng ASEAN, nguồn nhân lực sẽ phát triển theo xu hướng đảm bảo chất lượng cao”.

Mỗi năm TP có 70.000 người tốt nghiệp đại học, chưa kể những người vừa học vừa làm và các sinh viên đã tốt nghiệp đại học từ những tỉnh thành khác dồn về.

Tức là vừa có kiến thức nghề nghiệp vững vàng, có năng lực thực tiễn vừa phải được trang bị các kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy độc lập. Đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, tác phong công nghiệp ngày càng được doanh nghiệp quan tâm.

>>  Ông Trần Anh Tuấn

Đồng ý với nhận định này, ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng người lao động phải có tay nghề, trình độ khoa học kĩ thuật cao hơn.

Ông Kiêm lưu ý: “Hội nhập đòi hỏi một tầm cao mới trong nhân sự. Hai tố chất quan trọng cần quan tâm là trình độ hiểu biết kinh tế thị trường và năng suất lao động dựa trên việc áp dụng khoa học kĩ thuật. Vấn đề ngoại ngữ vẫn quan trọng nhưng cần nâng lên theo giai đoạn, theo lộ trình hội nhập, chỉ riêng một số ngành đặc thù thì yêu cầu về ngoại ngữ cao hơn”.

>> Ông Cao Sỹ Kiêm

Tại TP.HCM, ông Trần Anh Tuấn chia sẻ: “Mỗi năm TP có 70.000 người tốt nghiệp đại học, chưa kể những người vừa học vừa làm và các sinh viên đã tốt nghiệp đại học từ những tỉnh thành khác dồn về, dẫn đến trường hợp chỉ một chỗ làm việc nhưng có đến 2-3 người , thậm chí, những vị trí quản lý thì có đến cả trăm người cạnh tranh”.

Tính cạnh tranh nhân lực sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Vì vậy, các doanh nghiệp càng chú trọng hơn về tay nghề và các kĩ năng của người lao động thay vì chỉ quan tâm bằng cấp.

>> Ông Trần Anh Tuấn

Với điều kiện thị trường lao động phát triển, các doanh nghiệp đã bắt đầu ổn định hoạt động sản xuất sau thời gian suy thoái kinh tế, mức thu nhập của lao động trong năm 2015 cũng có nhiều biến chuyển.

Ông Trần Anh Tuấn cho biết tiền lương khu vực nhà nước sẽ được áp dụng theo quy định mới về lương của Chính phủ.

Ở các doanh nghiệp, vấn đề tiền lương, chăm lo phúc lợi cho nhân viên cũng được chú trọng hơn để giữ nguồn nhân lực đảm bảo sản xuất phát triển. Tiền lương cho lao động có tay nghề sẽ chuyển biến rõ rệt.

>> Ông Trần Anh Tuấn

Chọn nghề phù hợp để dễ cạnh tranh

ThS. Huỳnh Anh Bình - Giám đốc Trung tâm tư vấn hướng nghiệp TP.HCM chia sẻ: “Các em học sinh nên tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để chọn những ngành học phù hợp. Ở bậc THPT, các em cùng chung mục tiêu đỗ tốt nghiệp nhưng ở Đại học, cao đẳng thì mỗi người có một con đường riêng với những yêu cầu nghề nghiệp hoàn toàn khác nhau”.

Nếu thật sự có năng lực, yêu thích và đam mê công việc thì bạn sẽ là người phù hợp được doanh nghiệp lựa chọn.

Thời buổi cạnh tranh nhân lực, doanh nghiệp không chỉ dựa vào bằng cấp để chọn nhân viên.

>> Ths. Huỳnh Anh Bình

 “Không phải đại học đồng nghĩa với có việc làm còn cao đẳng hay trung cấp là không có việc” - ThS. Huỳnh Anh Bình nhấn mạnh.

>> ThS. Huỳnh Anh Bình

Theo kết quả khảo sát nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong năm 2015 và căn cứ vào chương trình việc làm của TP.HCM, năm 2015 TP dự kiến giải quyết 265.000 việc làm, trong đó tạo ra 120.000 chỗ làm việc mới, tập trung vào 4 ngành công nghiệp chủ lực là cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, chế biến lương thực thực phẩm và hóa chất - nhựa cao su.

Ông Trần Anh Tuấn cho biết TP cũng sẽ phát triển 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ. Trong đó, đáng chú ý là nhóm ngành quản trị kinh doanh, kinh tế xuất nhập khẩu, kinh tế vận tải và các nhóm ngành kinh tế thương mại.

Ngành công nghệ dệt - may được sự đầu tư lớn tạo thuận lợi cho việc tăng giá nhân công. Ngành này đang thiếu nhân lực ở khâu thiết kế, tạo mẫu, công nghệ sợi, dệt. Ngành quản trị du lịch với những chương trình kích cầu du lịch yêu cầu tăng cường lực lượng hướng dẫn viên, nhất là với các chương trình của nước ngoài.

ĐẶNG TƯƠI - MẠNH KHANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp