Với điều kiện các trường phải cam kết không phát sinh việc dạy thêm, học thêm, không gây căng thẳng, phiền hà cho người dự thi.
Phóng to |
Thí sinh ghi hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 tại Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM - Ảnh minh họa: Như Hùng |
Nếu qua thí điểm thấy thành công, khả thi, trong tương lai sẽ dần dần mở rộng, đến năm 2015 có thể giao cho tất cả trường ĐH tự chủ hoàn toàn về tuyển sinh: bao gồm tự chủ trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tự lên phương án tuyển sinh, tự in và cấp bằng tốt nghiệp...
Ông Ga cho rằng các trường phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của mình. Nhà nước sẽ không bảo hộ tấm bằng tốt nghiệp của các trường mà mỗi trường phải tự khẳng định và nâng giá trị tấm bằng của trường mình. Nếu tấm bằng tốt nghiệp của các trường bị cơ quan tuyển dụng, xã hội từ chối, các trường phải chấp nhận hậu quả.
Tại buổi họp báo chuyên đề giới thiệu Luật giáo dục ĐH ngày 26-10, ông Ga tiếp tục khẳng định sẽ giao quyền tự chủ tương ứng với điều kiện của các cơ sở giáo dục ĐH. Dự thảo mới nhất của Luật giáo dục ĐH dự kiến trình Quốc hội tiếp tục nhấn mạnh vào việc giao quyền tự chủ cho các trường ở nhiều khâu: tổ chức nhân sự, tài chính, nghiên cứu khoa học, hình thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, cấp văn bằng...
Trong đó, sau khi Luật giáo dục ĐH được ban hành, các trường sẽ tuyển sinh theo hai phương án xét tuyển và thi tuyển. Bộ sẽ có bộ quy chuẩn cụ thể, qua đó căn cứ vào điều kiện từng trường để quyết định các trường thực hiện xét tuyển hay thi tuyển. Các điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo của các trường sẽ phải được kiểm định và đánh giá bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ĐH độc lập.
Trước những thắc mắc xung quanh một số nội dung của bản dự thảo sửa đổi đến lần thứ năm của Luật giáo dục ĐH, Thứ trưởng Bùi Văn Ga chia sẻ: “Không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào một luật, những mong giải quyết hết những bức xúc của giáo dục ĐH thông qua luật. Những vấn đề của giáo dục ĐH sẽ tiếp tục được quan tâm, giải quyết trong những văn bản dưới luật tiếp sau. Việc ban hành luật là cần thiết để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, thống nhất cho sự phát triển của giáo dục ĐH và thực hiện các mục tiêu của giáo dục ĐH”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận