02/04/2012 08:13 GMT+7

Myanmar: lá phiếu và hi vọng

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TT - Cử tri Myanmar đã xếp hàng dài đến hàng trăm người để đi bỏ phiếu, đánh dấu sự quay trở lại của lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi và cơ hội chấm dứt sự cô lập và trừng phạt quốc tế sau nửa thế kỷ.

ku0Sk14Q.jpgPhóng to

Bà Aung San Suu Kyi và người ủng hộ tại một điểm bỏ phiếu ở Kawhmu ngày 1-4 - Ảnh: AFP

Reuters mô tả từ sáng sớm ngày 1.4 dòng người đổ về các điểm bỏ phiếu được mở cửa từ 6 giờ sáng để tham gia cuộc bầu cử lần thứ ba được tổ chức trong nửa thế kỷ qua. Những người lớn tuổi hi vọng vào sự thay đổi, lớp thanh niên hào hứng với lá phiếu. Các nhóm quan sát viên quốc tế từ châu Âu, ASEAN cũng có mặt.

Tại Warthinkha thuộc Kawhmu, nơi bà Aung San Suu Kyi đại diện, hàng trăm người háo hức điểm tên mình trong danh sách cử tri trong khi chờ bỏ phiếu. “Cả gia đình tôi bỏ phiếu cho bà ấy và tôi chắc tất cả họ hàng, bạn bè của chúng tôi cũng làm vậy”- Naw Ohn Kyi, một nông dân ở Warthinkha nói.

Đảng NLD của bà Suu Kying chiều ngày 1-4 tuyên bố bà đã giành chiến thắng ở Kawhmu, nơi bà tranh cử. Hầu hết các điểm bầu cử đã bắt đầu kiểm phiếu sau khi cuộc bầu cử kết thúc vào khoảng 16g cùng ngày.

Từ nhà tù đến chính trường

Bà Aung San Suu Kyi, từng được trao giải Nobel Hòa Bình, là một trong số gần 160 ứng viên từ 17 đảng tham gia tranh 45 ghế trống của các nghị sĩ đã được bổ nhiệm vào chính phủ mới hồi năm ngoái. Cuộc bầu cử được đánh giá là phép thử cho lời cam kết đổi mới của chính quyền đương quyền của Tổng thống Thein Sein hơn là có thể làm thay đổi cán cân quyền lực cho dù đảng đối lập là Liên minh Dân tộc vì dân chủ (NLD) có giành toàn bộ ghế đợt này. Hầu hết 664 ghế quốc hội đang thuộc quyền kiểm soát của đảng cầm quyền là Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP).

Chính quyền tổng thống Thein Sein đã cam kết tổ chức một cuộc bầu cử công bằng và dân chủ. Dù vậy, đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi vẫn cho rằng có nhiều sai phạm chẳng hạn như phủ sáp để tầy xóa kết quả phiếu bầu, áp phích của NLD bị phá hoại... Hai ngày trước cuộc bầu cử, trước hàng trăm phóng viên, bà Suu Kyi cho biết dù chưa thể gọi là một cuộc bầu cử thật sự công bằng và tự do, nhưng, chúng tôi quyết định tiến tới vì đó là điều người dân mong muốn”.

Bà Suu Kyi, 66 tuổi, được dự đoán là chắn chắn sẽ giành chiếc ghế nghị sĩ tại Kawhmu, phía nam thành phố Yangon, nơi đối thủ của bà là một cựu bác sĩ quân y. Giới quan sát nhận định chính quyền mới Myanmar muốn bà Suy Kyi vào được quốc hội để “đánh bóng” cam kết cải tổ của Naypyidaw và thuyết phục phương Tây nới lỏng trừng phạt.

Bà Suu Kyi, tốt nghiệp đại học Oxford (Anh), trở về nước năm 1988 và tham gia chính trường với tư cách con gái người anh hùng của nền độc lập Myanmar - tướng Aung San. Bà nhanh chóng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng và tham gia sáng lập đảng NLD cùng năm ấy. Bà bị quân đội giam lỏng từ 6-1989 và từ chối rời Myanmar để đổi lấy tự do với chồng và các con.

Đảng NLD giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1990, nhưng kết quả này đã bị chính quyền quân sự lúc đó bác bỏ. Bà được trả tự do năm 2010 khi chính quyền Myanmar bất ngờ tiến hành hàng loạt cải cách.

Reuters nhận định bà Suu Kyi quay trở lại với nhiều thay đổi, sắc sảo, thực tế hơn và biết chấp nhận nhượng bộ.

Điềm lành cho cải cách

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ngày 1-4 đánh giá cuộc bầu cử ở Myanmar diễn ra tương đối êm thắm và là “điềm lành” cho phép quốc gia này tiếp tục các cải cách. “Tôi đã liên lạc với các nhóm rất chặt chẽ và họ đã báo cáo về sự nhiệt tình, cẩn trọng và nhận thức đầy đủ của các đảng tham gia bầu cử”, ông Surin nói.

Nhiều khả năng Mỹ, phương Tây và các nước đồng minh sẽ bãi bỏ lệnh trừng phạt đối với Myanmar. Washington, Liên minh châu Âu trước đó đã gợi ý sẽ chấm dứt cấm vận nếu cuộc bầu cử 1-4 diễn ra công bằng và tự do.

Nam Phi và Myanmar

Báo Courrier International ghi nhận lịch sử như đang lập lại ở Myanmar sau nhiều thập niên diễn ra ở Nam Phi giữa ông Frederik De Klerk, tổng thống da trắng cuối cùng của Nam Phi và lãnh tụ da đen Nelson Mandela để mở ra một đất nước Nam Phi mới, được mệnh danh là xứ sở Cầu vồng. Báo này viết: “Để tạo nên hòa bình, cần phải có cả hai phía. Để dấn bước vào con đường hòa giải, cần phải biết đối thoại, biết chấp nhận bàn tay chìa ra, nhất là khi bàn tay ấy, hôm qua, còn thật đáng ghét”

Hai thập niên sau (1990), kịch bản này đang được tái hiện ở Myanmar. Và lần này trong vai trò của tổng thống Frederik De Klerk là tổng thống Thein Sein, một vị tướng xuất thân từ giới quân sự. Là một nhà cải cách, ông Thein Sein đã liên tiếp có những cử chỉ hòa giải từ hơn một năm qua. Báo này nhận định: “Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng cuộc bầu cử ngày 1.4 sẽ lập tức đem lại một nền dân chủ.Thế nhưng, nhìn thấy bà Aung San Suu Kyi giành được chiến thắng bằng lá phiếu bầu, 22 năm sau chiến thắng mà đảng của bà đã bị giới quân sự lấy mất, thì điều này không khỏi đem lại cho đất nước này một hi vọng”.

T.N.

TRẦN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp