13/03/2024 09:41 GMT+7

Mỹ viện trợ quân sự khẩn cấp 300 triệu USD cho Ukraine sau nhiều tháng tạm ngưng

Gói viện trợ quân sự mới trị giá 300 triệu USD cho Ukraine được loan báo, để giải quyết tình hình thiếu đạn dược trước mắt.

Binh sĩ Ukraine ở Donetsk hôm 11-3 - Ảnh: REUTERS

Binh sĩ Ukraine ở Donetsk hôm 11-3 - Ảnh: REUTERS

Ngày 12-3, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 300 triệu USD cho Ukraine

Đây là khoản viện trợ đầu tiên cho Kiev sau nhiều tháng tạm ngưng, trong bối cảnh các gói viện trợ bổ sung cho Ukraine vẫn bị chặn lại ở Quốc hội Mỹ.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết gói viện trợ khẩn cấp này sẽ cung cấp cho Ukraine tên lửa phòng không Stinger, đạn bổ sung cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS, đạn pháo 155mm - bao gồm đạn nổ mạnh và đạn chùm cải tiến lưỡng dụng, đạn pháo 105mm, hệ thống chống tăng AT4, cùng nhiều vũ khí và khí tài khác.

Giải thích với Đài CNN về nguồn tiền viện trợ này, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ không nêu tên cho biết nó có được nhờ tiết kiệm được từ các hợp đồng vũ khí.

Lầu Năm Góc còn khoảng 4 tỉ USD quyền rút vốn để gửi tới Ukraine, bao gồm vũ khí và thiết bị được lấy trực tiếp từ kho của Bộ Quốc phòng. Nhưng họ vẫn đắn đo việc sử dụng nguồn tiền này, do chưa có ngân sách bổ sung để lấp đầy kho dự trữ của Mỹ.

Một quan chức không nêu tên khác nói với CNN rằng khoản tiết kiệm là kết quả của các cuộc đàm phán có hiệu quả và là tập hợp tài trợ cho nhiều hạng mục khác nhau. 

Chẳng hạn như sau khi đàm phán với nhà cung cấp, Mỹ đã có được đạn 25mm với chi phí rẻ hơn dự kiến ban đầu.

Các khoản tiết kiệm này cuối cùng đã rót cho Lầu Năm Góc thêm 300 triệu USD viện trợ bổ sung cho Kiev. Nhưng vị quan chức này cũng nhấn mạnh đây không phải giải pháp lâu dài.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ước tính khoản viện trợ này sẽ chỉ cung cấp cho Ukraine đủ đạn dược trong "vài tuần" và không thể ngăn chặn viễn cảnh Kiev cạn kiệt đạn dược.

Gói viện trợ gần đây nhất cho Ukraine, trị giá 250 triệu USD, được Mỹ công bố vào cuối tháng 12-2023. Vào thời điểm đó, Lầu Năm Góc trình bày với Quốc hội Mỹ rằng Bộ Quốc phòng "sẽ cạn nguồn tiền dùng cho việc hỗ trợ an ninh" ngay sau gói hỗ trợ.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (Đảng Cộng hòa) cho đến nay vẫn chưa đồng ý đưa ra bỏ phiếu về dự luật cung cấp viện trợ bổ sung trị giá 60 tỉ USD cho Ukraine, với lý do chính quyền Biden phải đảm bảo an ninh biên giới ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp trước. Phe Dân chủ tại Hạ viện đang thu thập chữ ký để buộc Hạ viện đưa dự luật ra bỏ phiếu.

Việc thiếu hụt đạn dược đã gây ra nhiều trở ngại trên chiến trường cho Ukraine. Đầu tháng 3-2024, một chỉ huy quân sự Ukraine cho biết quân đội nước này đã buộc rời khỏi một số khu định cư lân cận Avdiivka, do Nga tiếp tục tấn công và Ukraine thì đang cạn dần đạn dược.

Châu Âu, NATO tranh cãi về đưa quân sang UkraineChâu Âu, NATO tranh cãi về đưa quân sang Ukraine

Những tranh cãi về kịch bản Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trực tiếp đưa quân đến chi viện cho Ukraine đặt ra bài toán sống còn cho tương lai của châu Âu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp