NORAD sử dụng "mạng lưới phòng thủ nhiều lớp" bao gồm các vệ tinh, máy bay chiến đấu, radar - Ảnh: NORAD
NORAD phát hiện chiếc máy bay trinh sát của Nga đi vào vùng nhận dạng phòng không, nhưng "vẫn ở trong không phận quốc tế và chưa đi vào không phận thuộc chủ quyền của Mỹ hoặc Canada", theo Đài NBC.
NORAD sử dụng mạng lưới phòng thủ nhiều lớp gồm các vệ tinh, radar trên mặt đất, radar trên không và máy bay chiến đấu để xác định vị trí các máy bay nước ngoài và đưa ra các hành động thích hợp.
"Chúng tôi vẫn sẵn sàng áp dụng một số phương án ứng phó để bảo vệ chủ quyền Bắc Mỹ và Bắc Cực", NORAD tuyên bố.
Lần cuối cùng NORAD thông báo về một vụ vi phạm như vậy là vào tháng 10-2021, khi 5 máy bay Nga tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Mỹ.
Vùng nhận dạng phòng không (Air Defense Identification Zone - ADIZ) là vùng nằm ngoài không phận của một quốc gia và do quốc gia đó tự đặt ra vì lý do an ninh quốc gia hoặc lý do nào đó.
Việc tuyên bố ADIZ là hoàn toàn đơn phương và không dựa trên căn cứ pháp lý và thương thuyết với nước láng giềng.
Nga tạm ngừng cho Mỹ kiểm tra kho vũ khí hạt nhân
Nga thông báo tạm ngừng các cuộc thanh tra của Mỹ đối với các kho vũ khí hạt nhân của Nga theo Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới với Mỹ (New START), theo tạp chí National Review.
Nga "buộc phải sử dụng biện pháp này do Washington kiên trì mong muốn được tái khởi động các hoạt động thanh tra với các điều kiện không tính đến thực tế hiện có. Điều này sẽ tạo ra lợi thế đơn phương cho Mỹ và tước đoạt hiệu quả hoạt động của Liên bang Nga", Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố.
Tuy nhiên Matxcơva nhấn mạnh họ sẽ nối lại New START "sau khi các vấn đề tồn tại" được "giải quyết".
Trước đó Nga thông báo tạm thời rút các cơ sở của nước này ra khỏi hoạt động thanh tra trong khuôn khổ New START, vì cho rằng Nga đang có tình huống bất bình đẳng trong việc thực hiện hiệp ước này. Cụ thể, Nga phàn nàn không thể bay qua lãnh thổ châu Âu hay Mỹ để kiểm tra kho hạt nhân của các quốc gia khác do bị phương Tây hạn chế về thị thực.
New START được gia hạn vào năm 2021 và dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2026. Hiệp ước giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân của mỗi quốc gia là 1.500.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận