18/05/2023 08:45 GMT+7

Mỹ thừa nhận tên lửa Patriot hư hại sau cuộc tấn công của Nga

Phía Nga trước đó nói đã dùng tên lửa siêu thanh Kinzhal đánh bại hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ tại Ukraine.

Mỹ thừa nhận tên lửa Patriot hư hại sau cuộc tấn công của Nga - Ảnh 1.

Xe bốc cháy sau khi mảnh vỡ tên lửa Nga rơi xuống Kiev (Ukraine) ngày 16-5 - Ảnh: REUTERS

Hôm 17-5 giờ địa phương, một quan chức Mỹ thừa nhận tổ hợp tên lửa Patriot hư hại. Tuy nhiên vị này nói hệ thống tên lửa đất đối không trên vẫn hoạt động.

Đang đánh giá mức độ hư hại của Patriot

Trao đổi với Hãng tin AFP, quan chức Mỹ cho hay Patriot bị tấn công bằng một quả đạn "không xác định". Ngoài ra, mức độ hư hại của tên lửa này đang được đánh giá.

Trước đó, trong ngày 16-5, Nga tuyên bố đã tấn công tên lửa Patriot bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Đây là chi tiết thú vị cho giới quan sát quân sự, nhưng là cú sốc cho người ủng hộ Ukraine. Lâu nay, Kiev liên tục thúc giục các nước cung cấp tên lửa Patriot.

Họ tin rằng hệ thống công nghệ cao này có thể tăng cường khả năng chống trả trên không với Nga.

Theo AFP, tên lửa gặp hư hại vừa qua là một trong hai tổ hợp Patriot Ukraine đã nhận.

Trước khi Mỹ lên tiếng, phát ngôn viên không quân Ukraine Yury Ignat của Ukraine khẳng định "mọi thứ đều ổn với Patriot". Tuy nhiên ông từ chối nêu chi tiết tên lửa này hư hại.

Ngoài ra, Ukraine còn tuyên bố bắn hạ sáu tên lửa siêu thanh của Nga. Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bác bỏ tuyên bố này.

Vẫn tin vào Patriot

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giới thiệu tên lửa Kinzhal vào năm 2018. Ông mô tả đây là "vũ khí lý tưởng", cực kỳ khó bị ngăn cản.

Trong một tuyên bố gần đây, Ukraine nói đã dùng Patriot hạ gục một tên lửa Kinzhal. "Màn so tài" này diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 5, và được Kiev mô tả là "sự kiện lịch sử".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng nhấn mạnh Patriot sẽ tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ của Ukraine trước các đợt tấn công của Nga.

MIM-104 Patriot là tên lửa do Hãng Raytheon chế tạo.

Đây là hệ thống tên lửa đất đối không, được phát triển với mục tiêu chặn máy bay tầm cao.

Những năm 1980, nó được điều chỉnh để chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Loại vũ khí này từng được dùng trong Chiến tranh vùng Vịnh, chống lại tên lửa Scuds của Iraq do Nga sản xuất.

Sau khi cam kết đưa tổ hợp Patriot cho Ukraine năm ngoái, Mỹ đã huấn luyện cho quân đội Kiev. Một nhóm 65 lính Ukraine đã được đào tạo sử dụng Patriot tại Oklahoma (Mỹ) từ tháng 1 tới tháng 3.

Ukraine đặt nhiều hy vọng vào hệ thống phòng không. Các hệ thống tên lửa được kỳ vọng giúp Ukraine bảo vệ cơ sở hạ tầng điện, nước, sưởi…

Matxcơva được cho đã tăng cường tấn công vào mạng lưới hạ tầng của Ukraine, đặc biệt sau những tin tức không lạc quan trên mặt đất gần đây.

Ukraine tham gia trung tâm phòng thủ không gian mạng của NATOUkraine tham gia trung tâm phòng thủ không gian mạng của NATO

Ukraine đã gia nhập trung tâm phòng thủ không gian mạng của NATO và gọi động thái này là "một bước trên con đường" trở thành thành viên liên minh quân sự.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp