Một chiến đấu cơ F-16 tại căn cứ ở Iraq - Ảnh: REUTERS
Trong số 3 thỏa thuận được Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) nhắc đến trong tuyên bố ngày 24-6, thỏa thuận lớn nhất là bán 12 máy bay chiến đấu F-16 và các thiết bị liên quan trị giá 2,43 USD. Số máy bay này cũng đi kèm các thiết bị, bao gồm động cơ dự phòng, radar, tên lửa… cũng như hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần.
Các thỏa thuận còn lại bao gồm một gói 12 tên lửa Harpoon Block II trị giá 120 triệu USD và 24 tên lửa chiến thuật AIM-9X Sidewinder Block II với các thiết bị liên quan với giá 42,4 triệu USD.
"Việc mua bán được đề xuất sẽ cải thiện năng lực của Philippines để đối phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai bằng cách cho phép Philippines triển khai máy bay chiến đấu với vũ khí chính xác" - thông cáo của DSCA cho biết.
Thông tin được công bố trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách gia hạn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) với Philippines vốn sẽ hết hạn vào tháng 8-2021. Đây là thỏa thuận quan trọng để đảm bảo sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực châu Á.
Manila tuần trước tiếp tục thông báo tạm 'đóng băng' quyết định hủy bỏ VFA sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhiều lần dọa sẽ hủy thỏa thuận này.
Eric Sayers, một thành viên Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho rằng thỏa thuận mua bán vũ khí là "một nỗ lực của Washington nhằm đảm bảo Mỹ vẫn là đối tác an ninh của Manila".
Philippines là đồng minh Mỹ và một số hiệp định quân sự khác sẽ phụ thuộc vào VFA. Việc luân chuyển hàng ngàn lính Mỹ không chỉ quan trọng với phòng thủ của Philippines, mà còn về mặt chiến lược đối với Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng tại khu vực.
"Gói vũ khí là một bước đi quan trọng chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh chú ý" - ông Sayers nhận định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận