04/06/2018 10:49 GMT+7

Mỹ: Thị trường việc làm vẫn tốt bất chấp căng thẳng thương mại

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bất chấp những lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu, những diễn biến gần đây cho thấy xu hướng tuyển dụng tích cực tại các doanh nghiệp Mỹ chưa có dấu hiệu dừng lại.

Mỹ: Thị trường việc làm vẫn tốt bất chấp căng thẳng thương mại - Ảnh 1.

Số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 233.000 việc làm trong tháng 5 vừa qua, tăng từ con số 159.000 của tháng trước đó, giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp của nước này xuống 3,8% - mức thấp nhất trong vòng 18 năm.

Sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump công bố việc áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhằm vào những đối tác thương mại lớn của nước này, bao gồm cả Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản; đồng thời đe dọa áp thêm thuế khác đối với Trung Quốc, nhiều kinh tế lớn ở châu Âu, Mexico, Canada và Trung Quốc đã ngay lập tức thông báo các biện pháp trả đũa.

Tuy nhiên cho đến nay, các cuộc tranh chấp thương mại căng thẳng đã không thể làm "trật bánh" đầu tàu kinh tế thế giới, với tăng trưởng kinh tế duy trì gần 9 năm.

Hoạt động tuyển dụng có phần khởi sắc trong năm nay so với năm 2017.

Anderson, chuyên gia kinh tế trưởng của Bank of the West, nhận định báo cáo việc làm tháng 5 cho thấy kết quả khá ấn tượng, vượt ngoài kỳ vọng của hầu hết các nhà kinh tế.

Một số chuyên gia bày tỏ quan ngại rằng những động thái mạnh bạo của chính quyền Trump trong lĩnh vực thương mại rồi sẽ cản trở đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Tác động trực tiếp của các mức thuế đối với nền kinh tế Mỹ có quy mô gần 20 tỷ USD có thể không đáng kể. Tuy nhiên, sự bất ổn định dai dẳng xung quanh những câu hỏi như đối tác thương mại nào có thể bị tấn công tiếp theo, hay sản phẩm nào của Mỹ có thể bị rơi vào vòng xoáy trả đũa thuế quan, có thể hạn chế kế hoạch mở rộng của một số công ty.

Trường hợp cuộc chiến thương mại thực sự diễn ra, nó có thể ảnh hưởng đến những ngành công nghiệp vốn góp phần lớn trong việc tuyển dụng người lao động và nâng đỡ nền kinh tế.

Các doanh nghiệp chế tạo đã tạo thêm 259.000 việc làm mới trong năm ngoái, tăng 2,1% - mức tăng % lớn nhất trong lĩnh vực này kể từ năm 1995.

Trong năm 2017, tăng trưởng đồng thời ghi nhận ở châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước đang phát triển là một lý do chính thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng tại các nhà máy.

Giờ đây, các quan chức châu Âu lại đang đe dọa tăng thuế đối với xe môtô Harley-Davidson và quần jean của Levi.

Trong một diễn biến khác, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định tình trạng thiếu hụt lao động đang là một bài toán đối với nhiều doanh nghiệp Mỹ.

Theo Fed, tình trạng thiếu hụt lao động tại Mỹ đang lan rộng và việc tăng lương hiện đã bắt đầu ở mức vừa phải và đang tác động lên giá cả. Khảo sát "Sách Be" về nền kinh tế Mỹ nhận định "nhiều doanh nghiệp đã xử lý tình trạng thiếu hụt nhân tài bằng cách tăng lương cũng như các chế độ đãi ngộ".

Fed để mắt tới thị trường lao động và tình hình lương một cách sát sao bởi những yếu tố này chi phối lạm phát.

Với kết quả tích cực này, Fed dự kiến vào giữa tháng 6 này sẽ nâng lãi suất chủ chốt lần thứ hai trong năm nay, và có thể sẽ tiến hành 1-2 lần tăng lãi suất nữa trong nỗ lực hướng nền kinh tế bước trên con đường tăng trưởng mà không làm lạm phát tăng.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp