Cuộc họp của Nhóm Các đối tác Thái Bình Dương xanh do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ trì ngày 22-9 - Ảnh: REUTERS
Sau cuộc họp của các nước tham gia sáng kiến Các đối tác Thái Bình Dương xanh (PBP) ngày 22-9 bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ trì, ông Campbell nói:
Tôi nghĩ như chúng ta đã thấy trong một số trường hợp, rõ ràng là Trung Quốc có tham vọng ở Thái Bình Dương, một số tham vọng đã khiến các nhà lãnh đạo đảo Thái Bình Dương lo ngại".
Kurt Campbell
Nhóm PBP được Mỹ thành lập hồi tháng 6-2022 với các thành viên gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, New Zealand và Vương quốc Anh, với mục đích phối hợp hỗ trợ tốt hơn cho khu vực trước sự cạnh tranh từ Trung Quốc.
Sự kiện Đối tác Thái Bình Dương xanh ngày 22-9 nhằm thúc đẩy hỗ trợ hợp tác trong khu vực trước Trung Quốc.
Ông Campbell cho biết chương trình nghị sự của nhóm PBP sẽ đáp ứng nhu cầu của các quốc đảo Thái Bình Dương và nhóm cũng đang làm việc để tăng cường kết nối giữa các quốc đảo.
"Điều đó chỉ có thể được thực hiện thông qua việc đặt... dây cáp dưới biển. Tôi nghĩ thách thức đang ở trước mắt. Nó sẽ đòi hỏi tài chính và năng lực, không chỉ của từng quốc gia, mà là nỗ lực kết hợp cùng nhau", ông Campbell nói.
Ông Campbell cho biết Ấn Độ hiện tham gia với quy chế quan sát viên, trong khi Canada và Đức dự định chính thức tham gia vào sáng kiến để phối hợp hỗ trợ cho khu vực trước sự cạnh tranh từ Trung Quốc.
Trước đó, trong tháng 9-2022, chính quyền của Tổng thống Joe Biden xác nhận Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và các đảo quốc Thái Bình Dương lần đầu tiên sẽ tổ chức vào ngày 28 và 29-9, nhằm thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Các lãnh đạo trong khu vực khi đó cho biết Washington nên đồng ý với các ưu tiên của họ là biến đổi khí hậu - chứ không phải cạnh tranh siêu cường - là nhiệm vụ an ninh cấp bách nhất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận