29/02/2020 09:31 GMT+7

Mỹ tăng tước quốc tịch

LÊ KIM (Từ Mỹ)
LÊ KIM (Từ Mỹ)

TTO - Số trường hợp bị xem xét tước quốc tịch ở Mỹ tăng lên hằng năm. Các biện pháp càng thêm cứng rắn khi cuộc đua bầu cử nóng lên.

Mỹ tăng tước quốc tịch - Ảnh 1.

Một buổi tuyên thệ nhập tịch ở Mỹ - Ảnh: AFP

Bộ Tư pháp Mỹ vừa thông báo thành lập một văn phòng mới có tên gọi "Ban tước quốc tịch", để điều tra người nhập cư bị tình nghi nhập tịch bất hợp pháp và xin lệnh của tòa cho phép tước quyền công dân của những người vi phạm.

Động thái này là một phần trong chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump thực thi gắt gao Luật di trú đã được áp dụng trong 3 năm qua, kể cả các luật cho phép Chính phủ Mỹ tước quốc tịch và trục xuất các công dân sinh đẻ ở nước ngoài.

Bà Jody Hunt - thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ - nêu trong bản thông cáo: "Khi một kẻ khủng bố hoặc một tên tội phạm tình dục lại có thể trở thành công dân Mỹ nhờ tài liệu giả mạo thì rõ ràng đó là sự xung đột với hệ thống của chúng ta, và nó đặc biệt gây khó chịu cho những người là nạn nhân của những tên tội phạm này".

Báo New York Times cho biết Bộ Tư pháp Mỹ chưa công bố ai sẽ lãnh đạo văn phòng mới này, nhưng một số quan chức và luật sư đồn đoán người đảm nhiệm phụ trách văn phòng này sẽ là ông Timothy Belsan, người đang dẫn đầu các nỗ lực tước quyền công dân của Bộ Tư pháp Mỹ. Ông Belsan là người có công dẫn tới việc thu hồi quyền công dân của một phụ nữ (quê quán ở Nam Tư cũ) bị kết án là tội phạm chiến tranh (trong các cuộc xung đột ở Balkan vào năm 1990).

Dưới thời tổng thống Barack Obama cũng từng sử dụng chính sách tước quốc tịch để kết tội và trục xuất một số cá nhân, nhưng "Ban tước quốc tịch" dưới thời ông Trump là chuyện mới. Trong khoảng năm 1990-2017, Bộ Tư pháp Mỹ đã tiến hành các thủ tục tước quốc tịch của 305 trường hợp, tức trung bình 11 trường hợp mỗi năm.

Dưới thời ông Trump, Bộ Tư pháp Mỹ đã tăng không chỉ số trường hợp phải xem xét điều tra mà cả số trường hợp tiến hành thủ tục pháp lý, một phần cũng nhờ sự phối hợp với Cơ quan di trú và hải quan Mỹ cùng Bộ An ninh nội địa. 

Theo một quan chức của Bộ Tư pháp Mỹ, từ năm 2017 đến nay, bộ này đã đệ lên tòa án liên bang 94 hồ sơ tước quốc tịch, tăng gấp đôi so với năm trước đó. Trong cùng thời gian, số lượng ca được đề nghị xem xét để tước quốc tịch tăng vọt lên gấp 6 lần.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết văn phòng mới được lập ra để đáp ứng số lượng tăng vọt các hồ sơ đề nghị xem xét tước quốc tịch đến từ các cơ quan thực thi pháp luật như Sở Di trú và nhập tịch Mỹ (USCIS). Văn phòng mới này sẽ chuyên điều tra và truy tố các hồ sơ liên quan đến các thành phần bị coi là khủng bố, tội phạm chiến tranh, tội phạm tình dục và những kẻ gian lận khác.

Những người chỉ trích cho rằng chính quyền của Tổng thống Trump đã sử dụng biện pháp tước quốc tịch để trấn áp các thành phần nhập cư, dù hợp pháp hay bất hợp pháp. Đầu năm 2017, bộ trưởng tư pháp lúc bấy giờ là ông Jeff Sessions từng tuyên bố bộ này "sẽ tích cực theo đuổi biện pháp tước quyền công dân" và rằng "biện pháp này sẽ đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống di trú Mỹ".

Theo luật của Mỹ, công dân nhập tịch có thể bị tước quyền công dân nếu họ có được nhập tịch mà không hội đủ các điều kiện pháp lý, hoặc vì họ đã nói dối về một sự kiện có thực trong quá trình xin nhập tịch.

Bị tước quyền công dân không tự động dẫn tới trục xuất. Những người bị tước quyền công dân sẽ trở lại tình trạng thường trú nhân, nhưng thẻ xanh của họ có thể bị lấy lại, và nếu vậy họ có thể bị trục xuất.

Mỹ tiếp tục siết chặt quy định về cấp quốc tịch Mỹ tiếp tục siết chặt quy định về cấp quốc tịch

Trẻ được sinh ra tại nước ngoài trong thời gian bố mẹ chúng, là công dân Mỹ, sẽ không còn nghiễm nhiên mang quốc tịch Mỹ.

LÊ KIM (Từ Mỹ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp