19/04/2016 09:39 GMT+7

​Mỹ phản đối Trung Quốc đưa máy bay quân sự ra Đá Chữ Thập

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Quân đội Mỹ phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên công khai đưa máy bay quân sự đáp xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Các tàu nạo vét của Trung Quốc hoạt động quanh Đá Chữ Thập, ảnh cắt từ video do máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ quay được ngày 21-5-2015 - Ảnh: Reuters
Các tàu nạo vét của Trung Quốc hoạt động quanh Đá Chữ Thập, ảnh cắt từ video do máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ quay được ngày 21-5-2015 - Ảnh: Reuters

Theo CNN, trong thông báo gửi tới đài này ngày 18-4, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis nói: “Chúng tôi đã biết việc một máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh xuống Đá Chữ Thập ngày chủ nhật, 18-4, mà Trung Quốc gọi đó là hoạt động nhân đạo nhằm cấp cứu ba công nhân bị ốm. Hiện chưa rõ vì sao Trung Quốc lại sử dụng máy bay quân sự mà không phải một máy bay dân sự”.

Cùng với phản ứng của Philippines, thời gian qua Mỹ cũng liên tiếp bày tỏ quan ngại về các hoạt động xây dựng, bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại các khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền cách xa Trung Quốc đại lục hàng ngàn dặm.

Tại Đá Chữ Thập, một trong những điểm Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép, nguy cơ bất ổn càng rõ ràng hơn khi Trung Quốc đã xây dựng một đường băng đủ dài để máy bay quân sự cỡ lớn của họ có thể hoạt động.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Davis nói: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc khẳng định lại việc họ không có kế hoạch điều động hay luân phiên đưa máy bay quân sự tới các tiền đồn đã dựng lên ở quần đảo Trường Sa và duy trì những cam kết trước đó của họ”.

Mỹ vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động “tự do hàng hải” trong các khu vực gần sát những đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông, thách thức các tuyên bố chủ quyền vô lý của nước này.

Trong chuyến công tác tới Philippines tuần trước, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter đã tới thăm tàu sân bay USS John C. Stennis khi tàu này đang thực hiện một trong những hoạt động tự do hàng hải như vậy tại Biển Đông.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 18-4, một quan chức Anh phụ trách khu vực Đông Á nêu quan điểm cả Trung Quốc và Phillippines cần phải tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế tại The Hague về việc Philippines khiếu nại Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Theo Reuters, ông Hugo Swire - quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách khu vực Đông Á - cho rằng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế The Hague là cơ hội để Trung Quốc và Philippines nối lại đàm phán về những tranh cãi chủ quyền lãnh hải.

Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế The Hague dự kiến đưa ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

Ông Swire nói mặc dù quan hệ giữa Anh và Trung Quốc đã ấm lên thời gian qua và nước Anh cũng rất mong muốn thu hút sự đầu tư từ Trung Quốc, tuy nhiên điều này không có nghĩa nước Anh sẽ làm ngơ trước các vấn đề nhân quyền cũng như những tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông.

Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, ông Swire nói: “Chúng tôi nói rất rõ với phía Trung Quốc rằng chúng ta chỉ có thể đạt được những thỏa thuận này theo cách cở mở và minh bạch, tuân thủ hệ thống luật pháp quốc tế”.

Tháng 2 năm nay, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) mà trong đó Anh là thành viên, đã cảnh báo Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế The Hague. 

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp