18/04/2012 09:13 GMT+7

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Myanmar

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Ngày 17-4, Mỹ đã nới lỏng lệnh hạn chế về tài chính, cho phép các nhóm phi chính phủ đóng trụ sở tại Mỹ được hoạt động ở Myanmar, với ý định khuyến khích thêm các cải cách chính trị ở nước này.

G8zXct74.jpgPhóng to
Tân nghị sĩ Myanmar Aung San Suu Kyi (phải) tiếp chuyện Thủ tướng Anh David Cameron trong chuyến thăm của ông này tới Myanmar ngày 13-4 - Ảnh: Getty Images

Hãng tin AFP dẫn lời Bộ Tài chính Mỹ nói bộ này đã dỡ bỏ các hạn chế tài chính với những tổ chức phi chính phủ, nếu tiền được sử dụng trong các dự án “nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người” hoặc để thúc đẩy dân chủ.

Những dự án được nới lỏng cấm vận bao gồm việc hỗ trợ những người không nhà cửa, mở các trường dạy tiếng Anh, chuyển quần áo, lương thực và thuốc men quyên góp. Động thái này cũng cho phép các hội truyền giáo ở Mỹ có thể chi tiền ở quốc gia Đông Nam Á mà Phật giáo đóng vai trò chủ chốt.

Những động thái trên tương ứng với một tuyên bố ngày 4-4 của Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Hillary Clinton. Trong một tuyên bố ngày 17-4 nhân dịp năm mới Thingyan của người Myanmar, bà Clinton một lần nữa nhắc lại rằng nước này “đã bước những bước quan trọng trên một chặng đường lịch sử mới hướng tới dân chủ và phát triển kinh tế”.

“Khi các bạn xây dựng một tương lai tươi sáng hơn với những cơ hội mới, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác cùng các bạn để tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước và người dân hai nước chúng ta”, bà Clinton nói.

Cuộc bầu cử dân chủ tự do đầu tiên vào ngày 1-4 đã giúp lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, người từng được trao giải Nobel hòa bình, giành một ghế ở quốc hội nước này sau hai thập kỷ bị quản thúc tại gia.

Tuy nhiên, Văn phòng quản lý tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ cũng nói rõ các lệnh hạn chế với những cá nhân Myanmar bị Mỹ cáo buộc đàn áp dân chủ và vi phạm nhân quyền vẫn được duy trì.

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama cam kết các động thái từng bước với Myanmar trong bối cảnh Tổng thống Thein Sein tiếp tục các cải cách vốn bị coi là không thể trong một năm trước đây.

Bà Clinton từng có chuyến thăm lịch sử tới Myanmar vào tháng 12-2011 và ngày 4-4 vừa rồi cam kết sẽ nhanh chóng bổ nhiệm một đại sứ ở nước này để phục hồi quan hệ ngoại giao đầy đủ với Myanmar lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ. Bà Clinton cũng hứa hẹn việc dỡ bỏ các hạn chế tài chính để cho phép đầu tư của Mỹ vào Myanmar ở một số khu vực nhất định và cho phép các hãng thẻ tín dụng hoạt động ở đây, một trong số ít quốc gia trên thế giới mà các loại thẻ MasterCard, Visa và American Express không được chấp nhận.

Động thái của Mỹ diễn ra một ngày sau khi Úc nói sẽ chấm dứt các hạn chế đi lại với ông Thein Sein và hơn 200 người khác ở Myanmar. Liên minh châu Âu (EU) cũng được chờ đợi sẽ nới lỏng các lệnh cấm vận trong tương lai gần.

Tại Mỹ, hầu hết các quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận đều cần sự phê chuẩn của quốc hội.

HẢI MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp