18/08/2023 08:53 GMT+7

Mỹ, Nhật, Hàn và thông điệp từ Trại David

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đón Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trong cuộc gặp đánh dấu "kỷ nguyên mới" của mối quan hệ ba bên.

Từ trái sang: Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại cuộc gặp bên lề sự kiện G7 - Ảnh: AP

Từ trái sang: Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại cuộc gặp bên lề sự kiện G7 - Ảnh: AP

Theo thông báo của Nhà Trắng, cuộc gặp giữa lãnh đạo ba nước Mỹ, Nhật, Hàn sẽ diễn ra ngày 18-8 tại Trại David, địa điểm nghỉ ngơi của các tổng thống Mỹ tại tiểu bang Maryland.

"Thể chế hóa" quan hệ ba bên

Dù cùng là đồng minh của Mỹ nhưng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trước đây vẫn có khoảng cách lớn. Trong thời gian qua hai bên đã cố hàn gắn, tìm tiếng nói chung trong vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến, một "vết cứa lịch sử" vốn đã ngăn cản hợp tác giữa hai nước trong suốt nhiều thế hệ.

Chính vì vậy sự kiện tại Trại David này là lần đầu tiên lãnh đạo ba nước gặp nhau trong một hội nghị thượng đỉnh tổ chức riêng, thay vì chỉ gặp bên lề tại các diễn đàn đa phương.

Trao đổi với báo giới cuối tuần trước, Phó cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Tae Hyo nhấn mạnh: "Thông qua hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc - Mỹ - Nhật Bản tới đây, Trại David sẽ được ghi nhận như địa điểm lịch sử ngoại giao thế kỷ 21, mở ra một chương mới cho hợp tác ba bên.

Tham vấn ba bên giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ có một bản sắc riêng, rõ ràng, với tư cách một cơ quan hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Thông tin từ báo chí Hàn Quốc cho biết các lãnh đạo sẽ nhất trí áp dụng nội dung trong một số văn kiện về hợp tác. Tuy nhiên theo giới quan sát, sự kiện gặp gỡ này ít khả năng đạt được một sự dàn xếp an ninh chính thức liên quan tới quốc phòng ba nước.

Thay vào đó, họ tập trung vào tìm tiếng nói chung trong cách nhìn nhận và trách nhiệm trong hợp tác ba nước cũng như với khu vực. Điều quan trọng nhất có thể kỳ vọng là một sự cam kết, duy trì hợp tác. Cả ba nước đều nhắc tới nhu cầu "thể chế hóa" mối quan hệ này.

Theo báo New York Times, cả Nhật và Hàn đều lo ngại lời hứa của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nếu cựu tổng thống Donald Trump đắc cử vào năm sau.

Đại sứ Mỹ tại Nhật, ông Rahm Emanuel, gần đây khẳng định một trong những mục tiêu then chốt cho cuộc gặp này là "gắn các cơ chế hợp tác vào DNA" của ba chính phủ, tạo ra "một mức bình thường mới" khó bị đảo ngược.

Theo Yonhap, ba lãnh đạo có kế hoạch thông qua hai văn kiện tại cuộc gặp này, bao gồm "Các nguyên tắc Trại David" (Camp David Principles) và "Tinh thần Trại David" (Spirit of Camp David). Trong khi Camp David Principles tập trung vào các hướng đi sắp tới để duy trì hợp tác, thì Spirit of Camp David vạch ra tầm nhìn và kế hoạch hành động cho sự hợp tác đó.

Thông điệp của đồng minh

"Ba nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc mở rộng hợp tác ba bên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và xa hơn, bao gồm xử lý mối đe dọa đang tiếp diễn của Triều Tiên, tăng cường hợp tác với ASEAN và các quốc gia ở Thái Bình Dương", người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói.

Theo Yonhap, sự kiện Trại David do Tổng thống Mỹ Biden đề xuất khi ba nhà lãnh đạo gặp nhau tại G7 (Nhật Bản) hồi tháng 5 vừa qua. Mỹ muốn đóng góp vào việc cải thiện quan hệ Nhật - Hàn, thúc đẩy hợp tác giữa ba đồng minh nhằm "đối phó với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc và Nga".

Chính vì vậy Yonhap cho rằng ngoài an ninh quân sự và vấn đề hạt nhân, cuộc gặp cũng sẽ xoay quanh vấn đề an ninh kinh tế, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho năng lượng và chất bán dẫn.

Giới phân tích Mỹ cũng cho rằng kết quả cụ thể khả dĩ nhất sau lần họp này là cam kết gặp gỡ hằng năm giữa các lãnh đạo. Họ cũng kỳ vọng sẽ có các công bố hợp tác không chỉ ở tập trận quân sự chung hay chia sẻ thông tin quân sự, mà còn về trí tuệ nhân tạo, chuỗi cung ứng, an ninh kinh tế và an ninh mạng.

Dù không đề cập quá nhiều tới các nước bên ngoài (trừ Triều Tiên), cuộc gặp Mỹ - Nhật - Hàn cũng bị đặt vào tư thế đối trọng với nhóm Trung Quốc, Triều Tiên và Nga.

Sự kiện Trại David diễn ra vài ngày sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi thư từ, cam kết phát triển quan hệ song phương theo cách ông Kim gọi là "mối quan hệ chiến lược lâu dài".

Tâm lý "chiến tranh lạnh" là điều xuất hiện trên các mặt báo gần đây. Giới phân tích cũng lưu ý sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Lý Hồng Trung xuất hiện bên cạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở Bình Nhưỡng hồi cuối tháng 7.

Phản ứng của Trung Quốc và Triều Tiên

Trung Quốc và Triều Tiên bày tỏ không hài lòng với cuộc gặp của các lãnh đạo Mỹ, Nhật, Hàn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói Bắc Kinh "phản đối hành động tăng cường đối đầu và làm tổn hại an ninh chiến lược các nước khác".

Trong khi đó, theo Yonhap, tình báo Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đang chuẩn bị nhiều động thái quân sự khiêu khích, bao gồm việc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) để phản đối cuộc gặp ở Trại David.

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo trong lúc Mỹ - Nhật - Hàn họpTriều Tiên phóng tên lửa đạn đạo trong lúc Mỹ - Nhật - Hàn họp

Ngày 12-7, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo nghi là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) về phía vùng biển phía đông.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp