Mỹ, Nga, Ukraine nhất trí gì trong thỏa thuận Biển Đen?

Thỏa thuận Biển Đen sẽ giải quyết vấn đề then chốt về xuất khẩu lương thực ở Ukraine, nhưng con đường hòa bình lâu dài giữa Ukraine - Nga sẽ còn gập ghềnh.

Biển Đen - Ảnh 1.

Binh lính Ukraine tuần tra ở vùng tây bắc của Biển Đen giữa thời điểm giao tranh căng thẳng cuối năm 2023 - Ảnh: AFP

Ngày 25-3, Nga và Ukraine đã đưa ra cam kết chính thức đầu tiên về thỏa thuận ngừng bắn trên Biển Đen, trong đó cả hai bên sẽ ngừng tấn công trên biển và vào các cơ sở năng lượng.

Nội dung thỏa thuận Biển Đen

Cụ thể, các bên cam kết tránh sử dụng vũ lực và ngăn sử dụng tàu thương mại cho mục đích quân sự, đồng thời nhất trí về các biện pháp kiểm soát như kiểm tra tàu, theo Đài RT. 

Trong khi đó, Hãng thông tấn Ukrinform đưa tin "Mỹ và Ukraine đã nhất trí rằng Mỹ vẫn cam kết hỗ trợ thực hiện trao đổi tù nhân chiến tranh, trả tự do cho những người dân thường bị giam giữ và trả lại những trẻ em Ukraine bị chuyển đi cưỡng bức".

Các bên cũng đồng ý để các bên thứ ba giám sát thỏa thuận, vốn đã có từ giữa năm 2022 nhưng sụp đổ vào năm 2023, và tiếp tục đàm phán.

Tuy nhiên, thỏa thuận giữa Mỹ với Nga còn đi xa hơn khi Washington cam kết hỗ trợ tìm cách dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế đối với nông nghiệp và xuất khẩu phân bón của Matxcơva. 

Điện Kremlin cũng tuyên bố thỏa thuận sẽ không có hiệu lực trừ khi Nga được kết nối trở lại thị trường nông sản và phân bón thế giới, giảm giá bảo hiểm hàng hải và tăng cường khả năng tiếp cận cảng và hệ thống thanh toán quốc tế.

Mỹ chưa bao giờ trực tiếp trừng phạt ngành nông nghiệp của Nga nhưng đã hạn chế nước này truy cập vào hệ thống thanh toán SWIFT được sử dụng cho các giao dịch quốc tế.

Đối với năng lượng, Điện Kremlin nói đã nhất trí với phía Mỹ rằng sẽ tạm dừng các cuộc tấn công vào các mục tiêu năng lượng ở cả Nga và Ukraine trong 30 ngày kể từ ngày 18-3, và sẵn sàng gia hạn thỏa thuận này.

Nga thấy lợi ích

Trong tuyên bố sau đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng thỏa thuận Biển Đen sẽ tạo ra lợi nhuận cho Matxcơva và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

"Chúng tôi muốn thị trường ngũ cốc và phân bón có thể dự đoán được, để không ai cố gắng 'ngăn cản' chúng tôi tham gia vào thị trường này. Không chỉ vì chúng tôi muốn... kiếm được lợi nhuận hợp pháp trong cạnh tranh công bằng, mà còn vì chúng tôi lo ngại về tình hình an ninh lương thực ở châu Phi và các quốc gia khác ở Nam bán cầu", ông Lavrov nói với kênh truyền hình nhà nước Nga Channel One.

Thỏa thuận ngừng bắn Biển Đen sẽ giải quyết một vấn đề quan trọng từ giai đoạn đầu cuộc chiến, khi Nga áp đặt lệnh phong tỏa đối với tàu của Ukraine, một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Gần đây, các trận chiến trên biển giảm đi đáng kể do Nga rút lực lượng hải quân khỏi Biển Đen phía đông sau một số cuộc tấn công của Ukraine. Kiev đã có thể mở lại các cảng và tiếp tục xuất khẩu ở mức trước chiến tranh, nhưng các cảng của họ đã thường xuyên bị không kích. 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết thỏa thuận này sẽ ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy.

Mất niềm tin lẫn nhau

Dù chưa rõ thời gian và cách thức hồi sinh thỏa thuận Biển Đen, nhưng nếu được triển khai, thỏa thuận này có thể là bước tiến quan trọng đầu tiên hướng tới mục tiêu của ông Trump nhằm đạt được lệnh ngừng bắn toàn diện hơn trong cuộc chiến ở Ukraine. 

Washington từng đưa ra đề xuất ngừng bắn 30 ngày nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ.

Nhưng các bên đã cho thấy sự mất niềm tin lẫn nhau sâu sắc. Vài giờ sau khi công bố cam kết, Nga và Ukraine đều cáo buộc nhau tấn công bằng máy bay không người lái.

"Chúng tôi cần những đảm bảo và cơ chế rõ ràng nhất, cụ thể nhất, có thể kiểm chứng được, có hiệu quả [để khôi phục thỏa thuận]", ông Lavrov nói và cho biết Mỹ cần "lệnh" cho Ukraine ngừng bắn.

Nhà ngoại giao Nga cũng nói sự lạc quan của Mỹ rằng lệnh ngừng bắn có thể sớm đạt được là không tính đến các đồng minh châu Âu của Kiev. 

"Giới tinh hoa của các nước châu Âu, những người muốn 'treo hòn đá quanh cổ' ông Zelensky, để không cho ông ấy 'đầu hàng'". Bản thân Zelensky không muốn 'đầu hàng'", ông nói.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky chỉ trích Nga "thao túng" thỏa thuận và cảnh báo sẽ tự vệ nếu tàu chiến Nga di chuyển ở Biển Đen. 

Nếu Nga vi phạm chúng, ông sẽ yêu cầu ông Trump áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Matxcơva và cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. "Chúng tôi không tin tưởng vào người Nga, nhưng chúng tôi sẽ xây dựng", ông nói.

Nga, Mỹ có tin nhau?

Trong một cuộc phỏng vấn với đài Newsmax, ông Trump thừa nhận rằng Nga có thể đang cố gắng trì hoãn việc chấm dứt chiến tranh.

"Tôi nghĩ Nga muốn chấm dứt tình trạng này, nhưng có thể họ đang trì hoãn", ông nói.

Trong khi đó, nhà ngoại giao Nga Lavrov ca ngợi Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức chính quyền của ông vì muốn hàn gắn mối quan hệ song phương và cho biết Matxcơva nhất trí với Washington về việc không để bất đồng giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất leo thang thành đối đầu.

Tuy nhiên ông cho biết Nga sẽ vẫn cảnh giác với Mỹ.

"Tin tưởng, nhưng phải xác minh - đây là lời dạy của (cựu tổng thống Mỹ Ronald) Reagan. Chúng tôi sẽ không quên điều đó", ông nói.

Thỏa thuận Biển Đen hồi sinh sẽ có những gì? - Ảnh 3.Hơn 80% người Ukraine quyết tâm chiến đấu chống Nga ngay cả khi 'không có Mỹ'

Có đến 82% người Ukraine được hỏi tin rằng Ukraine nên tiếp tục chiến đấu chống lại Nga, ngay cả khi Mỹ ngừng mọi sự hỗ trợ dành cho Kiev.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp