Ông Fred Walter và vợ, bà Joan, tiêm vắcxin phòng COVID-19 ở New York ngày 13-1-2021. Người lớn tuổi được ưu tiên tiêm vắcxin trước ở Mỹ - Ảnh: REUTERS
Ngoài ra, biện pháp này sẽ làm thâm hụt ngân sách liên bang tăng thêm 54 tỉ USD trong 10 năm tới.
Đề xuất tăng lương, có hiệu lực đầy đủ vào năm 2025, sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho 17 triệu người làm việc với mức lương dưới 15 USD.
Tăng lương sẽ giúp giảm 900.000 người nghèo và giảm chi tiêu qua phiếu thực phẩm và các chương trình dinh dưỡng trẻ em. Tuy nhiên, chi tiêu cho Medicaid và trợ cấp thất nghiệp sẽ tăng lên do số người bị mất việc cao hơn.
Tháng trước Tổng thống Joe Biden đưa ra yêu cầu tăng lương tối thiểu, hiện ở mức 7,25 USD theo quy định từ năm 2009 vào gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỉ USD. Tuy nhiên, mức tăng sốc đã vấp phải sự phản đối của nhiều nghị sĩ, kể cả một số đảng viên Đảng Dân chủ.
Các ý kiến phản đối cho rằng việc tăng lương tối thiểu sẽ là gánh nặng, buộc các doanh nghiệp phải giảm thuê mướn lao động. Một số nghị sĩ ủng hộ mức ít hơn.
Ngược lại, thượng nghị sĩ Bernie Sanders, bang Vermont, chủ tịch Ủy ban Ngân sách thượng viện, cho biết ông không đồng ý với báo của của CBO và tin đề xuất có thể được thông qua tại thượng viện.
Theo ông Bernie, các nghiên cứu khác ông tham khảo cho thấy việc tăng lương sẽ làm giảm đáng kể thâm hụt ngân sách.
Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận trong cuộc phỏng vấn với kênh CBS rằng ông không tin mình sẽ có thể tăng lương tối thiểu do các quy định của thượng viện. Để được thông qua, gói cứu trợ đại dịch của ông Biden cần đạt được 51 phiếu bầu ở thượng viện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận