03/05/2021 09:42 GMT+7

Mỹ muốn mở rộng cấp phép bào chế vắc xin COVID-19

HỒNG  VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Nhà Trắng xác nhận Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai sẽ đàm phán với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về các giải pháp thúc đẩy phân phối, cấp phép và chia sẻ vắc xin COVID-19 rộng rãi hơn.

Mỹ muốn mở rộng cấp phép bào chế vắc xin COVID-19 - Ảnh 1.

Con gái một bệnh nhân COVID-19 ở Ấn Độ chăm sóc cha tại một bệnh viện ở thủ đô New Delhi ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

Theo Đài CNBC, chánh văn phòng Nhà Trắng - ông Ron Klain ngày 2-5 cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tìm cách để phân phối vắc xin COVID-19 cho Ấn Độ và các nước khác trong bối cảnh hàng triệu người Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ.

Cụ thể, đại diện thương mại Mỹ sẽ thảo luận với WTO về việc tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ để giúp nhanh chóng mở rộng sản xuất vắc xin COVID-19.

Ông Klain cho biết sẽ có nhiều thông tin hơn về việc này để cung cấp cho báo chí trong một vài ngày tới.

Nhiều tổ chức phi chính phủ và quốc gia trên thế giới đã kêu gọi WTO tạm bỏ các quy tắc cấp bằng sáng chế với vắc xin COVID-19 để các nước nghèo có thể bắt đầu sản xuất các loại vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng của mình, đẩy lùi dịch bệnh.

Vào đầu tháng 5-2021, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc gỡ bỏ các quy định bảo vệ bằng sáng chế của vắc xin COVID-19.

Mỹ bị chỉ trích vì tập trung toàn lực triển khai tiêm phòng COVID-19 cho công dân nước này trong khi các nước nghèo trên thế giới chỉ có thể tiếp cận với nguồn cung nhỏ giọt qua cơ chế phân phối vắc xin COVAX được Tổ chức Y tế thế giới hậu thuẫn.

Ngày 23-3, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) đã thông qua một nghị quyết kêu gọi tiếp cận công bằng, giá cả hợp lý với vắc xin ngừa COVID-19.

Nghị quyết này được hơn 130 quốc gia tán thành và được đồng thuận tại diễn đàn Geneva, khẳng định quyền của các quốc gia trong việc vận dụng linh hoạt các quy tắc hiện hành của WTO về sở hữu trí tuệ với vắc xin ngừa COVID-19.

Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) tán thành nghị quyết. Mỹ phản đối nghị quyết. Anh cho rằng các biện pháp phải phù hợp với luật pháp quốc tế trên cơ sở đồng thuận.

76 nước ủng hộ sáng kiến vắc xin công bằng 76 nước ủng hộ sáng kiến vắc xin công bằng

TTO - Tính đến ngày 2-9 đã có 76 quốc gia trên thế giới cam kết tham gia COVAX - một sáng kiến hợp tác toàn cầu nhằm tăng tốc phát triển, sản xuất và đảm bảo tiếp cận công bằng với các phương pháp xét nghiệm, điều trị và vắc xin phòng COVID-19.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp