28/12/2024 10:39 GMT+7

Mỹ lại sắp đối mặt nguy cơ vỡ nợ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo bộ này sẽ phải bắt đầu triển khai 'các biện pháp đặc biệt', để ngăn chính phủ vỡ nợ từ ngày 14-1-2025.

Mỹ còn chưa đầy 20 ngày để tránh vỡ nợ - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen - Ảnh: REUTERS

Theo báo Wall Street Journal, ngày 27-12 (giờ địa phương), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen khẳng định Washington còn chưa đầy ba tuần để hành động trước khi nợ công nước này vượt trần.

Mỹ trước bờ vỡ nợ

Cụ thể trong lá thư gửi đến Quốc hội, bà Yellen khẳng định: "Bộ Tài chính dự đoán sẽ chạm trần nợ công trong khoảng 14 đến 23-1-2025. Khi ấy, bộ sẽ phải thực hiện một số biện pháp đặc biệt. Tôi kính mong Quốc hội hành động để bảo vệ niềm tin hoàn toàn và uy tín của Mỹ".

Những biện pháp đặc biệt nêu trên về cơ bản là những chính sách "thắt lưng buộc bụng" để kiềm chế chi tiêu của Chính phủ Mỹ và ngăn nợ công tiếp tục tăng vượt trần.

Trong quá khứ, những biện pháp từng được thảo luận bao gồm việc thu hồi một số khoản đầu tư liên quan đến quỹ hưu trí dành cho công chức, ngừng đầu tư vào quỹ này cũng như các quỹ khác...

Tuy nhiên những biện pháp trên cũng chỉ là hành động "câu giờ" thêm vài tuần, để Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận mới về việc tăng hoặc đình chỉ trần nợ công.

Giới phân tích nhận định nếu Điện Capitol không đạt thỏa thuận nào mới thì nước này sẽ vỡ nợ muộn nhất vào mùa hè 2025.

Các chuyên gia đều dự báo trường hợp này sẽ mang lại hệ quả vô cùng nghiêm trọng đối với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của sự kiện này vẫn chưa thể đo lường chính xác, vì chưa từng có tiền lệ nền kinh tế lớn nhất thế giới "vỡ nợ".

Vấn đề nợ công dai dẳng

Mỹ còn chưa đầy 20 ngày để tránh vỡ nợ - Ảnh 2.

Tổng thống Mỹ Joe Biden họp với ông Kevin McCarthy về phương án điều chỉnh trần nợ công hồi tháng 5-2023 - Ảnh: AFP

Trần nợ công là khoản tiền tối đa mà Quốc hội Mỹ cho phép Bộ Tài chính vay để chi trả những nghĩa vụ tài chính như lương hưu, phúc lợi xã hội, lương quân đội, lãi suất nợ của nhà nước...

Khi nợ công Mỹ chạm trần, Điện Capitol phải có động thái nâng trần hoặc đình chỉ trần nợ. Nếu không, Nhà Trắng sẽ không thể tiếp tục vay tiền để hoàn thành những nghĩa vụ trên và rơi vào cảnh "vỡ nợ".

Lần gần nhất Mỹ tiến gần đến nguy cơ vượt trần nợ công là hồi giữa năm 2023. Khi ấy các nghị sĩ Đảng Cộng hòa, vốn kiểm soát Hạ viện, kiên quyết phản đối việc tăng trần nợ và muốn giải quyết vấn đề này qua việc cắt giảm chi tiêu chính phủ.

Quốc hội Mỹ khi ấy rơi vào tình trạng "tê liệt" về vấn đề nợ công trong nhiều tháng. Rất nhiều cuộc thảo luận giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện khi đó Kevin McCarthy đã được tổ chức, để tìm ra một giải pháp cho vấn đề này.

Cuối cùng, vào ngay những ngày cuối cùng trước khi Washington chính thức vỡ nợ, các bên đã thống nhất một thỏa thuận đình chỉ trần nợ công đến ngày 1-1-2025 và tăng trần nợ từ ngày 2-1.

Sự kiện này khiến một số đơn vị xếp loại tín dụng hàng đầu thế giới giáng hạng của Mỹ. Ông McCarthy cũng mất ghế lãnh đạo Hạ viện không lâu sau đó.

Từ đó đến nay, Washington chưa thể thực hiện việc cắt giảm chi tiêu đủ để giữ mức nợ công dưới trần nợ.

Hôm 19-12, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ một phiên bản dự luật ngân sách tạm thời được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ, trong đó có điều khoản tiếp tục đình chỉ trần nợ công đến tháng 1-2027.

Điều này nhiều khả năng sẽ trực tiếp đẩy nghĩa vụ tìm kiếm giải pháp cho vấn đề trần nợ công vào tay chính quyền mới của ông Trump ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ.

Mỹ lại sắp đối mặt nguy cơ vỡ nợ - Ảnh 3.Nợ công của Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm: Cái giá của Bidenomics?

TTCT - Đầu tháng 8-2023, Fitch Ratings hạ bậc tín nhiệm nợ của Mỹ, từ mức cao nhất AAA xuống AA+. Trong thông báo hôm 1-8, Fitch cho biết lý do là "chất lượng điều hành đi xuống".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp