22/01/2022 08:39 GMT+7

Mỹ, châu Âu 'dị mộng' về Nga

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Chuyến đi sứ châu Âu của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bị phủ bóng bởi những căng thẳng giữa nước này với Nga. Người châu Âu cũng có những căng thẳng với Matxcơva và không muốn bị xem nhẹ theo kiểu khi Mỹ cần thì mới nhớ đến.

Mỹ, châu Âu dị mộng về Nga - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock trong cuộc gặp ngày 20-1 tại Berlin (Đức) - Ảnh: Reuters

"Chúng ta không còn ở thời Yalta nữa" - người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell phát biểu đầu tháng 1 khi đến thăm Ukraine. 

Yalta, một thành phố ở Crimea, là nơi Mỹ, Nga và Anh đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh để xác định phạm vi ảnh hưởng của họ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. EU rõ ràng không muốn bị gạt sang một bên.

Chúng tôi muốn nhắc nhở các cường quốc rằng không có cái gọi là cuộc xâm lược nhỏ và nước nhỏ. Cũng như không có thương vong nhỏ và ít đau buồn khi chúng ta mất đi những người thân yêu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky viết trên Twitter.

Mỹ xoa dịu đồng minh

Chuyến thăm châu Âu của Ngoại trưởng Blinken cho thấy rõ mục đích xoa dịu và trấn an đồng minh của Washington. 

Nhà ngoại giao Mỹ ghé Ukraine trước khi đến Đức, nơi ông có cuộc gặp với các quan chức của nhóm bộ tứ xuyên Đại Tây Dương gồm Mỹ, Anh, Pháp và Đức. Ngoài chuyển tải thông điệp trấn an, người Mỹ còn muốn thăm dò ý kiến đồng minh trước cuộc gặp với

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Gevena (Thụy Sĩ) vào ngày 21-1.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden gây ra lo lắng ở Kiev và sự thất vọng ở Brussels (nơi đặt trụ sở EU) khi cho rằng Washington và châu Âu "sẽ có một cuộc chiến" về biện pháp đáp trả nếu Nga "mở một cuộc xâm nhập nhỏ" vào Ukraine. 

Đó là một điều hiển nhiên trong quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương, nhưng việc nêu ra điều này được cho là không đúng thời điểm. Nói như báo New York Times, tuyên bố của ông Biden có thể hiểu rằng tùy vào mức độ hành động của Nga trước rồi Mỹ và EU mới thỏa thuận biện pháp đáp trả sau.

Điều này vốn ngược lại với thông điệp mà Washington đang muốn gửi đến Matxcơva: sẵn sàng đáp trả nhanh và mạnh bất kỳ hành động phiêu lưu quân sự nào ở Ukraine. 

Nghiêm trọng hơn, những lời của ông Biden có thể kích thích Nga tiến hành một số hoạt động quân sự hạn chế nhắm vào Ukraine mà theo họ có thể dưới ngưỡng chiến tranh tổng lực nhưng vừa đủ để phá hủy uy tín và hình ảnh của Mỹ cùng đồng minh.

Ngày 21-1, rất nhanh chóng sau phát biểu gây tranh cãi, Tổng thống Biden và Phó tổng thống Kamala Harris đã lên tiếng "chữa cháy", nhưng thiệt hại dường như đã hiển hiện. 

Ngoại trưởng Blinken sẽ phải làm nhiều hơn để thuyết phục đồng minh châu Âu, nhưng điều quan trọng là cách ông thể hiện Mỹ và châu Âu là khối đoàn kết và sẵn sàng áp đặt các hành động mạnh mẽ trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga.

EU muốn đi đường riêng

Vào giữa tuần này, khi ông Blinken đang ở châu Âu, Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp, hiện là chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU), đã khiến nhiều lãnh đạo EU bất ngờ khi có bài phát biểu trước Nghị viện EU tại Strasbourg (Pháp). 

Ông kêu gọi người châu Âu nên đưa ra đề xuất của riêng mình về an ninh khu vực trước khi chia sẻ với nước bên ngoài.

"Chúng ta phải xây dựng nó trước, giữa những người châu Âu với nhau, sau đó chia sẻ nó với các đồng minh của chúng ta trong khuôn khổ NATO rồi mới dùng nó để đàm phán với Nga", nhà lãnh đạo Pháp nêu quan điểm. 

Những ý tưởng trong bài phát biểu không mới nhưng đã làm nổi bật thêm sự chia rẽ giữa châu Âu với Mỹ hay thậm chí giữa những nước cùng thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

EU thường tỏ ra thiếu nhất quán với Nga và kín tiếng trong việc gây áp lực kinh tế lên Tổng thống Nga Vladimir Putin. Một phần điều này được lý giải nhờ sự phụ thuộc của họ vào khí đốt từ Nga.

Chính quyền Biden dường như vẫn lo lắng khi chính phủ liên minh mới ở Đức vẫn chưa khẳng định đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 từ Nga sang Đức và châu Âu sẽ bị đóng nếu Matxcơva tấn công Ukraine. Một số nguồn tin ngoại giao tiết lộ việc loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế Swift như một hình thức trừng phạt đã bị "xếp xó".

Mỹ chuẩn bị các Mỹ chuẩn bị các 'hậu quả nghiêm trọng' cho Nga

TTO - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết đang chuẩn bị cho tình huống buộc Nga phải lãnh 'các hậu quả nghiêm trọng' nếu đưa quân vào Ukraine, điều mà Tổng thống Joe Biden dự báo sẽ xảy ra.

DUY LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp